Dùng bột nêm nhiều: Không tốt cho sức khỏe

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều vị phụ huynh khi chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ đã lạ‌m dụn‌g bột nêm. Không phải ai cũng biết rằng, thành phần chủ yếu của bột nêm là glutamat (mỳ chính) nên sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến thần kinh...
Dùng bột nêm nhiều: Không tốt cho sức khỏe
Thành phần chủ yếu của bột nêm là mì chính

Ôi, quảng cáo!

Bên cạnh mỳ chính, thứ phụ gia gần như không thể thiếu trong bếp mỗi gia đình là sản phẩm bột nêm của rất nhiều các công ty. Có thể kể tên như: Aji-ngon của Công ty Ajinomoto, Maggi Super, Maggi ngon ngon của Nestle, hạt nêm từ thịt Knorr của Công ty Unilever Best Foods Việt Nam...

Theo lời quảng cáo, đặc điểm của nhiều loại bột nêm được chiết xuất từ thịt tươi, nước xương ống hoặc thêm các loại thịt như lợn, bò, gà, tôm... Điều đáng nói, hiện các quảng cáo về loại bột này đang đánh đúng vào tâm lý của người tiêu dùng: "Có tự nhiên không mẹ", "tốt cho sức khỏe...", "tôi thường dùng bột ngọt nhưng món ăn không chỉ đậm đà mà còn phải bổ dưỡng và tốt cho sức khoẻ. Vì thế, tôi chọn Hạt nêm từ thịt...", "ngon từ thịt, ngọt từ xương"... Một số người tiêu dùng được hỏi nói rằng, họ lầm tưởng, đây là dạng bột dinh dưỡng, có thể dùng thay thực phẩm như thịt, xương, cá, tôm...

Chị N.T.Hương ở thị trấn Đồng Văn, Hà Nam có con nhỏ gần 8 tháng tuổi. Do công việc của chị khá bận rộn, lại cộng với chứng khó nuôi của đứa trẻ nên khi nghe trên ti vi quảng cáo sản phẩm bột nêm giàu dinh dưỡng, chị cho con dùng thử. Thấy con ăn ngon miệng, mà bột cũng đậm đà, ngọt hơn hẳn nên chị quyết định sử dụng sản phẩm này. Tuy nhiên, sau một thời gian, đứa bé cứ còi cọc, đem đi khám dinh dưỡng, các bác sĩ chẩn đoán, cháu bị suy dinh dưỡng nặng.

Có thể ảnh hưởng đến thần kinh nếu dùng nhiều

TS Nguyễn THị Minh Hạnh, chủ nhiệm Bộ môn CN Đường bột, viện Công nghiệp Thực phẩm cho biết: "Tôi không phải là người sản xuất nên tôi không thể biết được là các nhà sản xuất có cho thịt và xương hầm nguyên chất vào bột nêm như quảng cáo không. Nhưng điều tôi chắc chắn, thành phần chủ yếu của bột nêm là mì chính (glutamat).

Vì có thêm những chất liệu ngậy ngậy, thơm thơm, nên bột nêm có giá thành cao hơn mì chính. Tôi cho rằng, mì chính có tác hại như thế nào thì bột nêm cũng có những tác hại như thế. Khoa học đã chứng minh, ăn nhiều mì chính sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm thần kinh bị giãn ra gây ra tình trạng giảm trí nhớ, đồng thời gây tổn thương cho gan thận (đối với những người có thận và gan bị yếu).

Trong trường hợp  ăn quá nhiều có thể gây ra những phản ứng phụ như cảm thấy buồn nôn, chân tay run rẩy đau đầu... Chúng ta đều biết, mỳ chính, bột nêm cũng giống như đường, muối nếu cho vào nhiều, thức ăn sẽ không ngon, thậm chí không thể ăn nổi. Gia đình tôi không ăn mỳ chính hay bột nêm".

Còn PGS.TS, bác sĩ y khoa Nguyễn Thị Lâm, phó giám đốc viện Dinh dưỡng khẳng định, bột nêm chỉ là chất điều vị, giống như bột canh. Đây là một dạng gia vị, không phải là chất dinh dưỡng, không hề có chất bổ dưỡng gì. Phụ gia thực phẩm chỉ là chất có hay không có giá trị dinh dưỡng mà bản thân nó không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm, cũng như không được sử dụng như một thành phẩm của thực phẩm.

Khi cho bột nêm vào thực phẩm sẽ làm cho chúng hấp dẫn, tạo cảm giác ngon miệng. Cần nhấn mạnh, đây chỉ là gia vị giống như mắm, muối... không thể thay thế thực phẩm như thịt, cá... Để đảm bảo chất dinh dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em, bà mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ, cân đối theo đúng tháp dinh dưỡng. Về những quảng cáo của các loại sản phẩm cho một chút tinh chất thịt (axit amin) nhưng hàm lượng không đáng kể mà vẫn chủ yếu là đường, muối, chất tạo vị...

Tại các lớp huấn luyện về dinh dưỡng, các chuyên gia thường khuyến cáo nên sử dụng nước mắm để pha chế, nấu nướng vì được mắm có thành phần của hạt nêm và bột canh (bột gia vị) thì chúng chẳng mấy khác nhau trong khi đó, giá bán lại khác một trời một vực. Nếu đặt bài toán kinh tế ở đây, rõ ràng, bột canh là sự lựa chọn hoàn toàn thông minh cho các bà nội trợ. Một đối tượng này, nhất là lứa tuổi ăn dặm, khi chế biến thức ăn, các bậc phụ huynh không nên dùng bột ngọt bột nêm mà chỉ cần thêm chút muối iốt, thói quen dùng bột nêm thay thế chút muối ăn hằng ngày có thể gây thiếu iốt.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật