Ấn Độ chơi ‘hai mang’ với lái buôn vũ khí Nga?

Lovelife Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kênh truyền hình tiếng Anh PressTV của Iran ngày 27/04 cho biết, nhà cung ứng vũ khí quân sự của Nga, đã bị chọc giận vì các hành vi “khuất tất“ trong hoạt động mua sắm quốc phòng của quân đội Ấn Độ.
Ấn Độ chơi ‘hai mang’ với lái buôn vũ khí Nga?
Ấn Độ là nước mua nhiều máy bay Nga nhất gồm cả 2 dòng Su và Mig
Theo đại diện của Bộ quốc phòng Nga, họ đã bị mất một hợp đồng cung ứng vũ khí trị giá hơn 20 tỷ USD do các hành vị "mờ ám" trong các giao dịch thương mại quân sự của các cơ cấu quốc phòng Ấn Độ. Ngược lại, phía quân đội Ấn Độ cho rằng, là một nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, họ sẽ mua sắm những lại vũ khí tiên tiến nhất trên thế giới của nhiều nước khác nhau.
Theo PressTV, quan hệ song phương giữa Nga và Ấn Độ hiện đang căng thẳng do những va chạm về việc mua sắm vũ khí, trang bị. Đại sứ Nga tại Ấn Độ Alexander Kadakin đã tuyên bố trong một cuộc trả lời phỏng vấn, là các giao dịch vũ khí với quân đội Ấn Độ luôn tiềm ẩn những phức tạp ngoài dự đoán.
Ông nói tiếp, hiện Nga đang hoài nghi mức độ công bằng và minh bạch của "1 số bản hợp đồng" trị giá vài tỷ USD mà Nga bị thất thế trước Mỹ và các nước châu Âu, và đưa ra cảnh cáo là Nga sẽ xem xét lại các hợp đồng buôn bán vũ khí với Ấn Độ, thậm chí có thể sẽ chấm dứt một số hợp đồng.
PressTV bình luận, tuy Nga đưa ra những đe dọa trên nhưng họ vẫn là nhà cung ứng vũ khí hàng đầu cho Ấn Độ, lượng xuất khẩu sang quốc gia châu Á này chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Nga. Hiện Nga đã phê chuẩn một hợp đồng bán vũ khí trị giá 20 tỷ USD cho Ấn Độ nhưng đã bị "hớt tay trên". Tuy vậy, họ cũng không nói rõ đây là bản hợp đồng nào.
Phía Nga cho rằng, hợp đồng bị mất đi là do tồn tại những "khiếm khuyết nào đó" trong quy trình tranh thầu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Hiện Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét khả năng giao dịch trực tiếp với Chính phủ mà không qua Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Để đánh động, Moscow đã nhắc nhở New Dehli nhớ tới mối quan hệ chiến lược lâu dài và bền vững giữa hai nước.
Hiện nay, Ấn Độ là nước sử dụng nhiều vũ khí Nga nhất, đại đa số các trang bị trong quân đội nước này đều có xuất xứ từ Nga. Cho dù hiện nay đang có rất nhiều nước giành giật nhau những hợp đồng vũ khí béo bở từ Ấn Độ, nhưng các nhà phân tích đều cho rằng Moscow là đối tác đáng tin cậy nhất và đảm bảo uy tín nhất của New Dehli, nên chắc chắn họ sẽ không để mất người bạn hàng lớn này.
Gần đây nhất, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga V. Putin vào cuối tháng 12 năm ngoái, hai bên đã ký một số thỏa thuận quân sự với tổng trị giá 2,9 tỷ USD. Theo BBC, thỏa thuận bao gồm việc New Delhi sẽ mua thêm 42 máy bay chiến đấu Sukhoi SU-30MKI và 71 trực thăng vũ trang MI-17V-5 của Mátxcơva, trong đó 12 chiếc dùng làm phương tiện cơ động cho các lãnh đạo và 59 chiếc được biên chế cho lực lượng không quân.
Trong năm nay, Nga cũng sẽ bàn giao cho phía Ấn Độ một số hợp đồng quan trọng. Mới đây, Nga đã bắt đầu cho chạy thử cấp quốc gia tàu khu trục Trikand được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đóng cho Ấn Độ. Theo hợp đồng ký năm 2006, Nga sẽ đóng ba tàu khu trục Trikand cho Ấn Độ. Hai chiếc đầu tiên mang tên Teg và Tarkash đã lần lượt được bàn giao vào tháng 4 và tháng 11/2012. Chiếc còn lại sau thời gian chạy thử dự kiến sẽ đến tay Niu Đê-li vào tháng 6 năm nay.
Tuy nhiên, không khó để nhận thấy thời gian gần đây khá nhiều hợp đồng béo bở của Ấn Độ đã rơi vào tay phương Tây. Năm 2012, thay vì chọn MiG-35 do Nga cung cấp, Ấn Độ đã chọn mua 126 chiến đấu cơ Rafale của Pháp, trị giá hơn 10 tỉ USD. Cũng trong năm ngoái, Ấn Độ đã không mua Mi-26T2 Halo của Nga mà chọn Boeing Chinook CH-47F của Mỹ cho gói thầu trang bị 15 trực thăng hạng nặng, theo RIA Novosti.
Truyền thông Ấn Độ nhận định chi phí hiệu quả và dịch vụ hậu mãi là những yếu tố chính để Ấn Độ quyết định chọn Chinook CH-47F. Ngoài ra, hồi năm 2011, Nga đã "thua cay đắng" trong đợt đấu thầu trang bị 22 trực thăng chiến đấu cho Ấn Độ với tổng trị giá khoảng 600 triệu USD. Khi đó, New Delhi đã chọn  AH-64D Apache của Washington, thay vì Mi-28N do Moscow cung cấp.
Trong khi đó, tình hình biên giới Ấn - Trung cũng đang trong tình trạng căng thẳng, hôm 15/4, một trung đội gồm 50 binh lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã xâm nhập vào khu vực Daulat Beg Oldi (DBO) ở phía đông Ladakh và dựng trại tại khu vực nằm sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 10km.
New Delhi đã lên tiếng phản đối hành động của Trung Quốc và kêu gọi nước này rút quân. Tuy nhiên, Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc về vụ xâm nhập, khẳng định binh lính PLA chỉ tuần tra ở khu vực Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) của phía bên mình chứ không xâm phạm đường biên giới này.
Đến ngày 24/4 chính quyền New Delhi lại tố cáo hai trực thăng quân sự Trung Quốc đã vượt qua biên giới Ấn - Trung để đi vào không phận Ấn Độ hôm 21/4. Chúng bay tới khu vực Chumar ở phía bắc vùng Ladakh.
Theo báo Hindustan Times, hai máy bay này vần vũ trên bầu trời khu vực nhiều giờ và chỉ rút về Trung Quốc sau khi thả thực phẩm, thu‌ốc l‌á, giấy tờ xuống cho nhóm quân Trung Quốc. Phản ứng trước động thái này của Trung Quốc, Ấn Độ có kế hoạch lập thêm hai tiểu đoàn gồm 1.500 lính dù để triển khai ở khu vực Đông Bắc giáp giới TQ.
Bày tỏ quan ngại trước sự xâm nhập của lính Trung Quốc vào vùng Ladakh, Bharatiya Janata Yuva Morcha (BJYM - Mặt trận Thanh niên Nhân dân Ấn Độ) - một tổ chức chính trị có uy tín của Ấn Độ, đã lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này hãy áp dụng hành động quân sự đối với nước láng giềng. Dường như vì thế mà nhu cầu tăng cường mua sắm vũ khí, trang thiết bị của quân đọi Ấn Độ ngày càng được tăng mạnh.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật