Trung Quốc lo lắng trước cái bắt tay xuyên đại dương Nhật Bản – NATO

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tối 15/04 vừa qua, tại dinh thự riêng của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiếp kiến Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, trong thời điểm Nhật và NATO công bố “Tuyên ngôn chính trị chung”.
Trung Quốc lo lắng trước cái bắt tay xuyên đại dương Nhật Bản – NATO
NATO đã xây dựng quan hệ đồng minh với 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương

Theo tờ Sankei Shimbun, đây là lần đầu tiên Nhật Bản và NATO ra “Tuyên ngôn chính trị chung”. Tuyên ngôn chỉ rõ, Nhật Bản và các quốc gia thành viên của NATO xây dựng các nguyên tắc hợp tác dựa trên một số giá trị chung như: “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị…”, thúc đẩy hợp tác đối phó chung về vấn đề an ninh hải dương và tấn công trên không gian mạng.

Sankei Shimbun bình luận, mục đích của Nhật Bản khi xây dựng mối quan hệ khăng khít với NATO không ngoài mục đích kiềm chế Trung Quốc, trong khi đó rất nhiều phương tiện truyền thông chỉ liên hệ chuyến thăm Nhật Bản lần này của ông Rasmussen với tình hình đang ngày càng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Còn hãng thông tấn Jiji Press cho biết chi tiết nội dung “Tuyên ngôn chính trị chung” giữa Nhật Bản và NATO: Nhật Bản và NATO sẽ chung tay bảo vệ các giá trị cơ bản của “Tự do, dân chủ, nhân quyền và pháp trị”. 

Tuy môi trường an ninh ở khu vực Đại Tây Dương của NATO không giống như khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Nhật Bản, khoảng cách địa lý giữa 2 bên cũng tương đối xa nhưng nhật Bản và NATO vẫn có thể vượt qua các rào cản an ninh, chính trị xuyên quốc gia, 2 bên cần chung tay mở ra một chương mới trong hợp tác bảo đảm an ninh.

NATO cũng ngỏ lời cảm ơn Nhật Bản đã đóng góp tài chính quan trọng của Nhật Bản hỗ trợ cho NATO trong chiến dịch quân sự ở Afghanistan, 2 bên cam kết sẽ tiếp tục triển khai các cuộc đối thoại định kỳ cấp cao về các vấn đề an ninh mà 2 bên cùng quan tâm, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực an ninh mạng, chống khủ‌ng b‌ố, ngăn chặn phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt…

Theo bài báo, “Tuyên ngôn chính trị chung” còn đề cập đến những vấn đề nhạ‌y cả‌m như: sự gia tăng các hoạt động trên biển Hoa Đông và những động thái của Trung Quốc ngày càng trắng trợn hơn trên biển Đông, chú trọng hợp tác bảo đảm an ninh khu vực Đông Á đang ngày càng phát sinh nhiều biến động phức tạp.

“Nếu như Mỹ bị Triều Tiên tấn công, NATO sẽ coi đó là hành động chống lại khối đồng minh của mình và lập tức sử dụng quyền tự vệ tập thể”, Tổng thư ký NATO Rasmussen cho biết trong lúc trả lời phỏng vấn của Kyodo News. Tuy vậy, ông Rasmussen không tiết lộ chi tiết phương án thực hiên nằm trong “quyền tự vệ tập thể”.


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nổi tiếng là người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn của “Thời báo Hoàn cầu”, ông Cao Hoa - chuyên viên cao cấp về các vấn đề NATO thuộc phòng nghiên cứu kinh tế, chính trị thế giới thuộc viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết, việc NATO cam kết đưa ra các bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc và Nhật Bản, trên thực tế là một nỗ lực mới của khối này đang triển khai trên phạm vi toàn cầu, là một hình thái tương tác mới của NATO với các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, rất dễ để người ta hình dung ra một tổ chức mới kiểu như “NATO của châu Á” mà người Mỹ đã bắt đầu khởi xướng từ vài năm trước đây.

Việc NATO xúc tiến thành lập các Trung tâm an ninh có tính toàn cầu và việc chuyển dịch các trọng tâm an ninh sau thời kỳ chiến tranh lạnh và chiến lược quay lại châu Á của Mỹ có mối quan hệ biện chứng với nhau. Họ đã lôi kéo không ít "kẻ địch" và ngay cả bạn bè của Trung Quốc vào mối quan hệ “rõ ràng là có ý đồ không tốt với Trung Quốc này”.

Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, NATO đã không ngừng bành trướng thế lực về phía đông, cho đến nay họ đã xây dựng quan hệ đồng minh với 8 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Iraq, Pakistan, Afghanistan và Mông Cổ và hiện vẫn không ngừng vươn cái “Vòi bạch tuộc” sang một số quốc gia khác.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật