Số phận của những cặp song sinh dính liền nhau

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lịch sử y khoa Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều cặp song sinh dính liền nhau sau khi được mổ tách rời nhau ra thành công. Tuy nhiên, không phải lúc nào may mắn cũng mỉm cười với các em.
Số phận của những cặp song sinh dính liền nhau
Hai chị em Nguyễn Thị Phương Hà - Nguyễn Thị Phương Ninh

Trước đó, vào thời điểm năm 2010, các bác sĩ tại bệnh viện Nhi đồng I (TP.HCM) tiến hành ca mổ tách rời thành công hai bé trai sơ sinh nặng 5,7kg được chuyển đến từ Bến Tre. Được biết, hai cháu bé này bị dính nhau phức tạp ở phần xương ức, một bé có tim chỉ hai ngăn. Tại bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), các bác sĩ tại đây từng tiến hành ca mổ "lịch sử" thực hiện tách rời thành công, giành sự sống cho cặp song sinh dính nhau rất phức tạp là Cò - Cu (sinh ngày 2/12/2008 tại Nghệ An).

Hai bé Cò - Cu trước khi thực hiện ca mổ được chẩn đoán có các bộ phận như tay, chân, đầu, bộ phận sin‌ּh dụ‌ּc, tim, gan... dính liền nhau. Dù rất khó khăn nhưng nhận thấy vẫn có tia hy vọng nên các bác sĩ đã thực hiện ca mổ bóc tách các bộ phận dính liền.

Trước đó, vào năm 2003, bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội đã mổ tách thành công cho cặp song sinh tên An - Cúc. Đây là ca song sinh chung nhau nhiều cơ quan nộ‌i tạn‌g như gan, đường tiêu hóa, màng tim, cơ hoành, xương ức. Ca mổ còn khó khăn hơn khi các bác sĩ phát hiện bé An bị thêm dị tật tim bẩm sinh, còn Cúc bị u máu ở cánh tay và ngực.

Trước khi tiến hành ca mổ, các chuyên gia phẫu thuật tiên lượng, khả năng sống cả hai cháu chỉ là 50 - 60%, nếu để cứu sống một trong hai trẻ thì cơ hội là khoảng 70%. Ca đại phẫu này kéo dài trong 8 giờ đồng hồ. Ngoài ê kíp bác sĩ của bệnh viện Nhi Trung ương, ca mổ còn có sự tham gia của Giáo sư Thimolthy Pruett, giám đốc trung tâm ghép tạng trường đại học Virginia (Mỹ). Sau khi được mổ tách hai bé đã hơn 10 tháng tuổi và nặng tổng cộng khoảng 15kg.

Trong các ca mổ tách các cặp song sinh dính liền nhau tại bệnh viện Nhi Trung ương, cặp song sinh dính nhau là chị em Nguyễn Thị Phương Hà - Nguyễn Thị Phương Ninh (mổ năm 1996) được đánh giá là ca phẫu thuật thành công nhất. Được biết, ca mổ tách này được các bác sĩ tiến hành trong gần 6 giờ đồng hồ.

Giờ đây, sau 16 năm trôi qua, cặp song sinh này vẫn được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thật bất ngờ, mọi chỉ số của hai cháu đều bình thường. Thận bên trái của Hà ở vị trí thấp hơn bình thường nhưng không ảnh hưởng đến chức năng thận. Giờ đây, Hà - Ninh là hai cô gái học rất giỏi, chăm ngoan.

Những cái chết được báo trước

Trong các cặp song sinh dính liền nhau thông thường tại Việt Nam, dù còn một tia hy vọng, các bệnh viện sẽ thực hiện các ca mổ tách rời để giành lấy sự sống cho các bé. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các cặp song sinh chỉ một bé có tim, nhiều bộ phận khác như gan, lá lách, đường ruột không đủ "chia" cho cả hai cơ thể. Gặp các trường hợp này, các bác sĩ sẽ phải chọn cứu một bé khỏe hơn, các cơ quan hoàn thiện và có nhiều khả năng sống hơn.

Trong các ca song sinh rơi vào tình trạng trên, ca song sinh dính liền nhau ở Cà Mau được chuyển đến bệnh viện Nhi đồng II được coi là điển hình. Theo chẩn đoán qua hình ảnh, cặp song sinh này có tim dính liền nhau rất phức tạp. Hơn nữa, một bé bị dị tật tim bẩm sinh. Các bác sĩ biết nếu thực hiện ca mổ này sẽ nắm chắc phần thất bại nên đã từ chối gia đình. Sau đó, cặp song sinh này đã t‌ử von‌g.

Ngoài ra, vào tháng 9/2010, bệnh viện Nhi đồng I cũng tiếp nhận cặp song sinh bé gái dính liền nhau ở ngực, bụng và có cùng dây rốn. Đặc biệt, tim của hai bé bị dính chặt nhau. Các bác sĩ tại bệnh viện đã thực hiện nhiều cuộc đánh giá chuyên môn để quyết định có nên thực hiện ca phẫu thuật. Một điều khó khăn nữa là hai bé thuộc diện thiếu cân nên sức khỏe không thật tốt. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị, cặp song sinh trên đã t‌ử von‌g.

Phát hiện song thai dính liền nhau từ tuần thứ tám

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Định, phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng II cho biết: "Các bệnh viện tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp cặp song sinh dính liền nhau không có khả năng phẫu thuật mà có thể sống đến tuổi trưởng thành. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra cho trẻ song sinh dính liền nhau, bệnh viện khuyến cáo các sản phụ mang thai nên siêu âm thai kỳ đầy đủ để sớm đưa ra quyết định tiếp tục hay loại bỏ nếu gặp song thai dính liền nhau. Hiện nay, với kỹ thuật y học phát triển, song sinh dính nhau có thể được phát hiện từ tuần thai thứ tám. Vị trí dính và mức độ dính cũng có thể được xác định".

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật