Không cần trung gian, mạ‌ּi dâ‌ּm bùng phát

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với cách xử phạt mới, chị em hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm không còn bị bắt về các trung tâm giáo dục. Không còn tâm lý lo sợ họ thoải mái tự thân hành nghề mà không cần đầu nậu bảo kê chăn dắt…
Không cần trung gian, mạ‌ּi dâ‌ּm bùng phát
Không lo bị bắt về trung tâm, chị em mạ‌ּi dâ‌ּm hành nghề mà không cần bảo kê (Ảnh minh họa)

Không chỉ ở TP.Hồ Chí Minh, tại Hà Nội, nhiều nơi tệ nạn mạ‌ּi dâ‌ּm cũng đã bùng phát, công khai hoạt động trở lại khi chế tài chỉ dừng ở mức nhắc nhở, xử phạt hành chính.

Thẳng tay dẹp ma cô, chủ chứa

Thống kê của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết hiện chỉ có khoảng hơn 800 người hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm đang được quản lý tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội trên cả nước. Con số trên nếu so với người mạ‌ּi dâ‌ּm có hồ sơ quản lý chiếm khoảng 6-7 %, còn nếu so với số nghi vấn hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm thì chỉ chiếm từ 2-3%.

Từ thực tế này, bà Đỗ Thị Ninh Xuân, Phó cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đặt câu hỏi: Sự răn đe bằng giải pháp đưa đối tượng mại dâ‌m vào các trung tâm giáo dục liệu có hiệu quả? Bà Ninh nêu thực trạng trong những vụ đột phá ổ mạ‌ּi dâ‌ּm, hầu hết khách mu‌ּa dâ‌ּm bỏ chạy được, chủ cơ sở thì chỉ cần nộp phạt một số tiền là xong còn đa phần chị em hành nghề phải đối mặt với công an, lực lượng an ninh trong nỗi ê chề, ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn nhân phẩm…

Theo điều tra, đa phần chị em đi vào con đường hành nghề mạ‌ּi dâ‌ּm là do bị lừa gạt, dẫn dắt, chỉ rất ít trong số đó là chủ động tìm tới nghề. “Muốn mạ‌ּi dâ‌ּm giảm thì trước hết phải thẳng tay dẹp bọn ma cô, chủ chứa, hoạt động môi giới, chăn dắt… dùng hình phạt thích đáng cho những đối tượng này, có như vậy mới giảm được số người mạ‌ּi dâ‌ּm mới hành nghề” bà Xuân nhấn mạnh.

Gái mạ‌ּi dâ‌ּm được trả tự do, số người quay trở lại con đường cũ rất cao (Ảnh minh họa)

Được biết, mới đây, Cục phòng chống tệ nạn xã hội cũng đã có văn bản đề nghị tăng khung hình phạt đối với những chủ chứa, môi giới hoặc tổ chức hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm; mua B.hoa tại nơi công cộng, đặc biệt là môi giới mạ‌ּi dâ‌ּm đối với trẻ em dưới 13 tuổi.

Mặt khác, theo bà Xuân, đối với chị em mạ‌ּi dâ‌ּm đã “hoạt động lâu năm”, giải pháp quan trọng và bền vững vẫn là làm thế nào để họ có thể hòa nhập cộng đồng. “Ngoài những định kiến cộng đồng về người B.hoa như kỳ thị, không chấp nhận thì hiện nay chính sách, chế độ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người B.hoa cũng thiếu và ở mức thấp, không có dịch vụ hỗ trợ đặc thù, đặc biệt đối với trẻ em là nạn nhân bị bó‌c lộ‌t tìn‌ּh dụ‌ּc vì mục đích thương mại…” - bà Xuân nhận định.

Hiện trên cả nước chỉ có 3 trung tâm giao dục thường xuyên chuyên trách tiếp nhận và quản lý đối tượng mạ‌ּi dâ‌ּm và nghiện m‌a tú‌y. Hiện Bộ LĐ-TB-XH đang xem xét chuyển đổi mục đích các trung tâm này thành các cơ sở hỗ trợ tư vấn sức khỏe, tâm lý, việc làm cho chị em hành nghề mại dâ‌m. Ngoài ra, 50 tỉnh, thành phố cũng đang triển khai xây dựng thí điểm mô hình về phòng chống mạ‌ּi dâ‌ּm và hỗ trợ người B.hoa hòa nhập cộng đồng…

Không cần bảo kê, chị em thoải mái “hành nghề”

Tại Hà Nội, hiện lực lượng công an cơ sở cũng thừa nhận đang phải “đau đầu” với quy định xử phạt mới đối với gái mạ‌ּi dâ‌ּm. Đại tá Bùi Văn Đại, Trưởng Công an Q. Đống Đa cho biết, trước khi Luật mới đi vào thực hiện (7/2013), hiện nay khi bắt phá những vụ mạ‌ּi dâ‌ּm, lực lượng chức năng đành phải dùng biện pháp lưỡng tính như: tiến hành phân loại: nếu đối tượng mạ‌ּi dâ‌ּm hành nghề lâu năm không nơi cư trú, sau khi xử phạt hành chính sẽ được gửi về trung tâm giáo dưỡng, còn với những đối tượng chứng minh rõ nơi cư trú thì chỉ bị xử phạt hành chính. “Với mức phạt 300.000 đồng, chị em mạ‌ּi dâ‌ּm sẵn sàng nộp phạt để tiếp tục hành nghề. Có những cô vừa hôm trước bị phạt, hôm sau đã lại thấy đứng đường” - Đại tá Đại cho biết.

Theo Đại tá Đại, Quy định xử phạt mới đang gây nhức nhối trong xã hội. “Có những tụ điểm ổ mạ‌ּi dâ‌ּm trước đây chúng tôi đã triệt phá thì nay lại có cơ hội hoạt động trở lại khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Đây là vấn đề rất nhức nhối khiến chúng tôi đau đầu bởi một khi nó hoạt động sẽ còn đẻ ra bao nhiêu tệ nạn khác như hú‌t chí‌ch, cướp giật, bảo kê, chăn dắt gái…” - Đại tá Đại nói.

Ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, thừa nhận tình trạng trên không chỉ diễn ra ở Hà Nội mà TP. HCM và những thành phố lớn khác cũng tương tự. “Chúng tôi đã đi khảo sát thực tế, chị em hành nghề cũng khai rằng trước đây do nỗi sợ bị bắt vào trung tâm giáo dục nên họ chỉ hoạt động dưới sự bảo kê theo tổ chức môi giới. Theo đó, chị em sẽ phải chia khoảng 1/3 số tiền kiếm được cho bảo kê. Tuy nhiên từ khi chỉ bị xử phạt hành chính, không bắt buộc phải vào trung tâm, chị em không sợ nữa, không cần bảo kê, tự ý ra đường hành nghề” ông Hiền nói.

Báo cáo tình hình triển khai, thực hiện công tác phòng chống mạ‌ּi dâ‌ּm 9 tháng đầu năm 2012 cho biết: Tới nay đã thanh tra, kiểm tra hơn 26.300 lượt cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ lợi dụng để hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm, phát hiện hơn 8.300 cơ sở vi phạm. Trong đó, xử lý bằng hình thức nhắc nhở, cảnh báo gần 4.000 cơ sở; phạt hơn 6 tỷ đồng; đình chỉ kinh doanh và thu hồi đối với 94 cơ sở.

Tại các tuyến biên giới, Bộ đội Biên phòng đã bắt giữ, tiếp nhận và xử lý 133 vụ mua bán người vị mục đích mạ‌ּi dâ‌ּm với 158 đối tượng, giải cứu 177 nạn nhân, trong đó 16 trẻ em; triệt phá 7 tụ điểm, xử lý 124 cơ sở kinh doanh, hơn 230 nhà nghỉ, cơ sở má‌t x‌a có liên quan tới hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật