2.000 ngôn ngữ quý hiếm vĩnh viễn biến khỏi trái đất?

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thế giới hiện đang bị mất đi một tài sản vô giá - những ngôn ngữ quý hiếm. Đó là một sự mất mát to lớn mà nhân loại chắc chắn sẽ không cách gì có thể lấy lại được.
2.000 ngôn ngữ quý hiếm vĩnh viễn biến khỏi trái đất?
Số lượng ngôn ngữ mất mát ngày càng nhiều
Trung bình cứ khoảng 2 tuần, thế giới lại bị mất đi một ngôn ngữ, chủ yếu là ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số thuộc các quốc gia đang phát triển. So với số lượng ngôn ngữ còn tồn tại hiện nay, tốc độ biến mất của ngôn ngữ này là rất đáng kể.

Hiện có khoảng 7.000 ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới. Trong đó có 83% ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất và đang là phương tiện giao tiếp của 80% dân số thế giới.

Nhưng chỉ có khoảng 0,2% dân số thế giới sử dụng 35.00 ngôn ngữ được liệt vào danh sách “quý hiếm”. Những ngôn ngữ này bị “tuyệt chủng” với tốc độ còn nhanh hơn cả những loài động vật quý hiếm đang được ghi trong sách đỏ của thế giới.

Những khu vực tập trung nhiều ngôn ngữ quý hiếm này chủ yếu là Bắc Australia (với 153 loại ngôn ngữ); khu vực trung và Nam Mỹ (với 113 loại ngôn ngữ) bao gồm các quốc gia như: Ecuador, Columbia, Pere, Brazil và Bolivia.

Các vùng như Bristish Colubia ở Canada, Washington hay Oregon ở Mỹ, Bắc Oklahoma, thậm chí là bang Texes hay New Mexico của Mỹ cũng là những khu vực tồn tại nhiều loại ngôn ngữ quý.

Tìm kiếm và thống kê những loại ngôn ngữ quý hiếm của thế giới là một công việc khá khó khăn đối với các nhà ngôn ngữ học, song việc làm sao để bảo vệ và duy trì những tinh hoa này của nhân loại lại càng trở nên khó khăn hơn nhiều, đặc biệt là vào thời điểm hiện nay.

Khoảng 383 ngôn ngữ quý hiếm đang có nguy cơ biến mất vĩnh viễn trên trái đất. Theo điều tra của các chuyên gia ngôn ngữ học, những ngôn ngữ này hiện còn rất ít người biết đến. Có những ngôn ngữ chỉ còn một vài người biết (hầu hết là những người cao tuổi). Chẳng hạn như ngôn ngữ Yuchi ở Oklahoma – chỉ còn duy nhất một người có thể nói được loại ngôn ngữ này, đó là một cụ già trên 60 tuổi.

Một lý do khác khiến những ngôn ngữ quý bị biến mất nhanh chóng là do chúng không thể cạnh tranh được với những ngôn ngữ thông dụng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội.

Chẳng hạn như ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nhiều ngôn ngữ địa phương bị lấn át bởi các ngôn ngữ châu Âu thông dụng hơn như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Tại Australia, xung đột của nhiều bộ lạc địa phương với những người nhập cư da trắng cũng là một trong những lý do khiến cho nhiều ngôn ngữ bản xứ quý hiếm bị biến mất.

Đó cũng là những gì đã xảy ra tại Siberia, việc các nhà chức trách nước này thực hiện các chính sách mở rộng quyền lợi của những người da trắng đã khiến cho những người dân bản địa bị cuốn theo nền văn hóa Tây hóa và những ngôn ngữ truyền thống vì thế cũng dần dần bị phai nhạt đi.

Có một thực tế đáng ngạc nhiên là trong số 7.000 ngôn ngữ của thế giới, có khoảng một nửa ngôn ngữ chưa bao giờ được ghi lại hoặc không có chữ viết đặc trưng. Khi những người cuối cùng biết ngôn ngữ này chết đi , loại ngôn ngữ đó cũng nhanh chóng biến mất theo.

Khi một ngôn ngữ bị “chết” (nói theo cách nói của các nhà ngôn ngữ học) kéo theo nó là nhiều thứ khác bao gồm những tập tục văn hóa truyền thống, những hiểu biết riêng của một dân tộc và các thành tựu liên quan khác cũng sẽ bị “chết theo”.

Trung bình mỗi năm, thế giới có khoảng 20 ngôn ngữ bị lãng quên và dần biến mất. Trong suốt 100 năm qua, thế giới đã bị mất đi gần 2.000 loại ngôn ngữ quý hiếm – một sự mất mát to lớn mà nhân loại chưa có cách nào ngăn chặn được. Điển hình như tại nước Nga, sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, từ đó đến nay đã có ít nhất 20 ngôn ngữ quý hiếm bị “tuyệt chủng”.

Theo các nhà ngôn ngữ học, sự biến mất của những ngôn ngữ quý hiếm không hẳn là do quá trình toàn cầu hóa. Ngôn ngữ bị mất đi rất đơn giản, số những người biết những loại ngôn ngữ này lần lượt già và chết đi, trong khi đó những người thuộc thế hệ trẻ lại không muốn tiếp tục sử dụng, duy trì và phát triển nó.

Đây quả thực là một vấn đề nan giải, một bài toán khó đối với không chỉ các nhà ngôn ngữ học mà còn là những thách thức không nhỏ đối với toàn thể nhân loại của chúng ta.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật