Độc hại truyện tranh chế

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Truyện tranh chế hiện nay đã trở thành một “trường phái“ phổ biến rộng rãi trên hầu hết các diễn đàn trên mạng và được cư dân mạng rất ưa chuộng. Đây là một biến tướng của truyện tranh thông thường, được “làm mới“ bằng cách giữ nguyên phần hình ảnh, chế tác lại phần lời sao cho có vẻ phù hợp hoàn cảnh, mang tính hài hước, giải trí.
Độc hại truyện tranh chế
một trang truyện tranh chế

Nếu xem lại những trang truyện tranh chế của thời điểm năm 2008- 2009, sẽ thấy, lúc này truyện tranh chế chỉ dừng ở mức độ "hài hước cho vui". Những kiểu truyện phổ biến của thời kì này là truyện tranh chế từ truyện cổ tích, và chế biến cũng khá đơn giản. Có thể thấy, từ cốt truyện Tấm Cám, "tác giả" đã "chế" lại bằng những hình vẽ sơ sài, chủ yếu là lời dẫn lung tung, vớ vẩn kiểu như: "Ông Bụt hiện lên, Tấm thốt lên, sao mà ông Bụt xấu trai thế"(!).
Tuy nhiên, đến nay, "kĩ thuật" chế truyện tranh của  cư dân mạng đã phát triển vượt bậc. Giờ đây, có thể tìm thấy sản phẩm chế từ bất kì cuốn truyện tranh được yêu thích nào trên thị trường, từ Doraemon, Tây Du Kí, Bảy viên ngọc rồng, Kiếm rồng... cho đến chế "độc" bằng cách ghép các bức ảnh người nổi tiếng thành một sê ri, thêm phần lời để thành một đoạn truyện tranh ngắn gây cười.
Phổ biến nhất hiện nay là truyện tranh chế dựa theo bộ truyện Đôrêmon, tràn lan trên mạng với tên gọi "Mon chế". Từ những đoạn ghép vui vui ngắn ngắn kiểu như dán những câu "thề không lấy vợ" hoặc "không đẹp trai không phải là ta" vào đoạn thoại của các nhân vật để dùng làm ảnh đại diện trên các nick cá nhân, cho đến nay, đã xuất hiện những đoạn truyện có nội dung hoàn chỉnh. Cư dân mạng "mê" Mon chê đến mức, nhiều diễn đàn đã lập cả một mục riêng dành cho "những người thích chế Đôrêmon" để thành viên có thể thoải mái vào đó mà chế tác, thậm chí còn có cả cuộc bầu chọn hàng tuần dành cho những truyện được yêu thích nhất.
Công bằng mà nói, truyện tranh chế nếu phát triển bình thường, sẽ là một món ăn tinh thần đáng yêu của giới trẻ, trong đó không ít truyện thể hiện sáng tạo độc đáo, sự hóm hỉnh của những "tác giả truyện tranh tay ngang", đem lại sân chơi vui vẻ cho các bạn trẻ. Nhưng đáng buồn là loại truyện này lại bị biến tướng thành những ấn phẩm độc hại cho văn hoá đọc của giới trẻ.
Chị Cao Thị Xuân Dung, Giáo viên trường Mầm non quận Phú Nhuận cho biết, thấy con ngày nào cũng say mê đọc truyện Đôrêmon trên mạng, ban đầu chị cũng không để ý, cho đó là thú vui lành mạnh. Một lần tình cờ đọc một truyện con chị lưu trong máy, chị mới "tá hoả" khi chỉ có phần hình là truyện tranh thông thường, còn phần lời đã bị chế lại hết sức thô thiển, có cả văng tục chửi thề, nội dung là câu chuyện ba nhân vật Chaien, Nôbita, Xêkô rủ nhau đi... tán gái. Chị sốc vì không hiểu sao lại có dạng truyện tranh kì quặc như vậy, sau đó tìm hiểu mới biết thể loại này cực kì phổ biến trên mạng, được con chị và các bạn cùng lớp yêu thích, gửi cho nhau xem.
Rất nhiều bậc phụ huynh đã "hết vía" khi đọc kĩ nội dung của các truyện tranh tưởng chừng "vô hại". Nội dung có thể được "chế" ở mức độ "hơi quá" như kiểu Đường Tam Tạng đến Ngũ Hành Sơn... ngã giá với Tôn Ngộ Không để thuê mướn làm người bảo vệ đi thỉnh kinh, Bát Giới... sà‌ּm s‌ּỡ Hằng Nga hoặc Nôbita xưng Doremon là tao, mày. Nhưng rất nhiều truyện chế, sự dung tục, phả‌ּn cả‌ּm, phản giáo dục đã bị đẩy lên mức độ khó chấp nhận.
Khi mà các nhân vật truyện tranh vốn là thần tượng, niềm yêu thích, kí ức trong sáng của giới trẻ lại sử dụng những ngôn ngữ tối nghĩa, thiếu văn hoá, văng tục vào mặt nhau, xưng hô với cha mẹ là tôi, ông, thậm chí nói đến truyện tìn‌ּh dụ‌ּc thản nhiên, thì mọi chuyện đã không chỉ dừng lại ở tính chất "cười chút chơi". Có những đoạn truyện tranh quen thuộc, người viết đọc phần lời phải đỏ mặt và hãi hùng vì nó vượt quá những cuốn truyện kíc‌ּh dụ‌ּc người lớn. Có đáng sợ không, khi mà nhân vật Xuka thằng thừng đề nghị... ngủ với Xê kô và ngã giá sành sỏi (!)
Và, cũng như nhiều hiện tượng mạng không lành mạnh khác, loại văn hoá phẩm này cũng được truyền nhau với tốc độ nhanh đến chóng mặt trên mạng, thoải mái chế biến đủ kiểu độc hại, hậu quả có thể nhìn thấy, nhưng cơ quan quản lý về văn hoá vẫn chưa có động thái nào để quản lý, răn đe. Bởi, nếu mạnh tay,  nhà quản lý không "nắm" được kẻ "sáng tác", thì cũng "gõ đầu" được các trang mạng cụ thể và ít ra không loại bỏ cũng có thể hạn chế trào lưu chế tác tràn lan nội dung bẩn như trên.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật