Tràn dịch màng tinh hoàn

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tràn dịch màng tinh hoàn là hiện tượng bao tinh hoàn chứa đầy dịch làm cho bìu bị sưng hoặc to hơn bình thường. Có khoảng 1/10 trẻ sơ sinh nam mắc bệnh nhưng hầu hết đều tự khỏi mà không cần chữa trị.
Tràn dịch màng tinh hoàn
Ảnh yuga.ru

Ngoài ra, những người đàn ông trên 40 tuổi cũng có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn nếu tinh hoàn bị sưng, viêm hay tổn thương.

Tràn dịch màng tinh hoàn thường không gây đau đớn và không có hại. Tuy nhiên, nến bạn thấy bìu bị sưng thì nên đến gặp bác sĩ để có thể loại trừ khả năng mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư tinh hoàn…

Dấu hiệu và triệu chứng

Triệu chứng thường gặp của tràn dịch màng tinh hoàn là một hoặc cả hai tinh hoàn bị sưng nhưng không đau.

Nguyên nhân

Đối với các bé trai, tràn dịch màng tinh hoàn có thể phát triển từ khi còn ở trong bụng mẹ. Cho đến tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua một ống nhỏ gọi là ống phúc tinh mạc. Phần lớn chất dịch sẽ tự thoát ra ngoài trước khi các ống phúc tinh mạc này đóng lại. Tuy nhiên, nếu dịch vẫn còn sau khi ống phúc tinh mạc đóng lại và dịch không thể thoát về ổ bụng thì thông thường sau một năm chúng cũng sẽ tự biến mất.

Đối với những người lớn tuổi, tràn dịch màng tinh hoàn có thể là do bìu bị sưng, viêm mào tinh hoàn hoặc viêm tinh hoàn.

Khi nào cần phải đi gặp bác sĩ

Đối với người lớn: bạn nên đi khám bác sĩ khi thấy vùng bìu của mình có dấu hiệu bị sưng để có thể loại trừ khả năng bị khối u. Đôi khi tràn dịch màng tinh hoàn cũng liên quan đến thoát vị bẹn (là hiện tượng ruột bị sa xuống bìu) và trường hợp này cần phải được chữa trị kịp thời.

Đối với trẻ sơ sinh: tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi nhưng nếu sau một năm mà tình trạng này vẫn không khá hơn hoặc càng ngày càng nặng thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ để bé được chẩn đoán và chữa trị.

Chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán chính xác rằng những triệu chứng trên có phải chỉ đơn thuần là tràn dịch màng tinh hoàn hay không, các bác sĩ cần phải tiến hành các bước kiểm tra để loại trừ những căn bệnh khác.

Nếu các bác sĩ nghi ngờ tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn là do bị nhiễm trùng thì họ sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể xác định tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn thông qua những cách sau:

Siêu âm

Phương pháp này được dùng để loại trừ khả năng ung thư tinh hoàn hay những nguyên nhân khác gây sưng bìu.

Chụp X-quang ổ bụng

Dùng để nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn do thoát vị bẹn.

Biến chứng

Tuy tràn dịch màng tinh hoàn thường không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh liên quan đến tinh hoàn và những bệnh này có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, u bướu hay thoát vị bẹn.

Cách chữa trị

Đối với trẻ em, nếu sau 1 năm mà tình trang tràn dịch màng tinh hoàn không tự biến mất thì trẻ cần được phẫu thuật để lấy dịch ra.

Đối với người lớn, tràn dịch màng tinh hoàn chỉ cần phẫu thuật khi tinh hoàn quá lớn tạo cảm giác không thoải mái hay làm biến dạng tinh hoàn

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật