21% dân số Việt Nam dùng nguồn nước nhiễm thạch tín

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hà Nội nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có nguồn nước ngầm nhiễm asen (thạch tín) vượt mức cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
21% dân số Việt Nam dùng nguồn nước nhiễm thạch tín
Nước từ giếng khoan ở xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hoà, Hà Tây lên một lúc sau nước đã đục rồi màu vàng. Ảnh: Khánh C
Hai huyện Thanh Trì và Từ Liêm của Hà Nội là những vùng bị nhiễm nặng nhất. Các điều tra ban đầu cho thấy, tại Hà Nội 69% mẫu nước tầng trên và 48% mẫu nước tầng dưới được kiểm nghiệm có nồng độ asen cao hơn tiêu chuẩn. Tỷ lệ thạch tín trong nước sông Hồng và các hồ khu vực ngoại thành cũng không đủ tiêu chuẩn để làm nước ăn uống và sinh hoạt.

Ngoài ra, các tỉnh thành khác cũng có nguồn nước ngầm nhiễm thạch tín cao là Hà Nam, Hà Tây , An Giang, Đồng Tháp, Hưng Yên...

Hàm lượng asen ở một số điểm cao gấp nhiều lần mức cho phép như Quỳnh Lôi (Hà Nội) gấp 30 lần, Lâm Thao (Phú Thọ) gấp 50-60 lần, Lý Nhân (Bình Lục, Hà Nam) gấp 50 lần.

Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo hướng dẫn chẩn đoán, giám sát và dự phòng nhiễm độc asen do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm asen (do Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Unicef tổ chức).

Cũng tại Hội thảo, các chuyên gia cho hay, nơi nhiễm nặng nhất là vùng ven sông Nhuệ, vùng làng nghề, vùng trũng. Vùng đồng bằng sông Hồng đang sử dụng bình lọc nước bằng cát có giàn phun mưa vừa giảm lượng sắt trong nước vừa giảm lượng asen tới 90%. Tuy nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long, lượng sắt trong nước ít, nên cách lọc này hoàn toàn chưa hiệu quả.

Theo bà Nguyễn Thanh Hiền, Quyền Trưởng chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của Unicef, cách duy nhất hiện nay vẫn phải là ngưng sử dụng nguồn nước bị nhiễm asen.

PGS.TS Nguyễn Khắc Hải, viện trưởng viện Y học Lao động và vệ sinh môi trường cho biết thạch tín rất độc và là nguyên tố tự nhiên có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Khi ngấm vào c‌ơ th‌ể, chất độc này có thể gây ung thư da, cao huyết áp, một số bệnh về tim…

Để cải thiện tình trạng nhiễm độc thạch tínn trong nước, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam lắp đặt hơn 150.000 giếng ở các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng nhiều hộ dân tự lắp đặt giếng khoan vẫn rất phổ biến. Theo các chuyên gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, nhìn mạch nước giếng khoan rất trong không có nghĩa là nước đó sạch và không bị nhiễm asen.

Theo thống kê, hiện có khoảng 21,5% dân số Việt Nam (tương đương với 17,2 triệu người) đang sử dụng nguồn nước ăn từ nước giếng khoan, đây là nguồn nước dễ bị nhiễm thạch tín.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật