SCIC “vỡ kế hoạch” thoái vốn?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tăng mạnh có thể khiến kế hoạch thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) gặp khó khăn...
SCIC “vỡ kế hoạch” thoái vốn?
Ảnh minh họa

Ba cái tên mà SCIC bắt buộc phải thoái vốn trước 20/12/2021 để nộp tiền về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12/2021 để nộp ngân sách Nhà nước là Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH);Tổng CTCP Bảo Minh (HOSE: BMI) và CTCP Nhựa Thiếu niên Báo (HNX: NTP) đảm bảo đúng theo quy định của Pháp Luật.

Với việc Sumitomo Life nắm hơn 20% cổ phần của BVH, khó có đối tác ngoại nào muốn mua 3,26% cổ phần BVH do SCIC bán ra.

BMI, BVH, NTP: Tưởng dễ mà không phải dễ

Ở 2 doanh nghiệp đầu BVH và BMI, lĩnh vực bảo hiểm đang thu hút các nhà đầu tư ngoại là lợi thế.

Tuy nhiên, cần lưu ý BVH đã sẵn sàng nới room ngoại lên 49% từ 2019 nên cửa để tích lũy tỷ lệ chi phối của các nhà đầu tư nước ngoài khá rộng. Nhưng với sự hiện diện của Sumitomo Life nắm hơn 20%, việc một đối tác ngoại khác xuất hiện để nắm 3,26% cổ phần SCIC bán ra sẽ trở nên khó hơn do tỷ lệ quá nhỏ. Sumitomo Life mặt khác có muốn trả giá nắm thêm cổ phần BVH hiện đã mức khá cao (trên 82.000đ/cp so với giá mục tiêu gần nhất HSC khuyến nghị đầu tháng 11 là 62.000đ/cp), hay sẽ chờ đợi những cơ hội phát hành riêng lẻ cho cổ đông hiện hữu hoặc công chúng có giá “hữu nghị” hơn?

Với BMI, tương tự, sự thăng hoa của TTCK đẩy giá cổ phiếu bảo hiểm lên mặt bằng chót vót, cộng hưởng với việc nhà đầu tư đón sóng thoái vốn, sẽ khiến SCICđứng trước việc: Hoặc thoái vốn được, sẽ thu hồi hiệu quả gấp mấy lần so với tổng vốn đầu tư; hoặc là khó bán.

Trong khi đó, NTP với ngôi vua ống nhựa phía Bắc thực tế đã tỏ ra lép vé với Nhựa Bình Minh (HoSE:BMP) – vua ống nhựa phía Nam, trong cuộc đua hút vốn người Thái từ thoái vốn của SCIC cách đây một thời gian. Liệu đối tác Nhật với 15% hiện hữu có sẵn sàng nâng thêm tỷ lệ sở hữu tại NTP không, nhất là khi giá cổ phiếu NTP hiện cũng đã “trên ngọn” (62.000đ/cp và cao hơn giá mục tiêu CK MSB dự phóng 51.000đ/cp theophương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, phản ánh kỳ kinh doanh quý 3)?

Và phần còn lại…

Nếu như giá cổ phiếu quá cao là một phần sẽ khiến các nhà đầu tư chiến lược chùn tay khi phải mua lô lớn qua hoạt động thoái vốn của SCIC, trừ phi đây là cơ hội duy nhất đáng để họ trả giá khi muốn bước chân vào hoặc tăng tỷ lệ thâu tóm doanh nghiệp; thì SCIC còn phải đau đầu vì loạt doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn dài chưa rút gọn lại.

Trong đó, nhiều cái tên “nặng đô” cả về giá trị thương hiệu, tỷ lệ sở hữu lẫn tổng vốn dự thu nếu thoái vốn như các “ông Tổng” gồm Sabeco (36%); Tổng CTy Sông Đà (99,97%); Tổng CTy Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam (98,16%); Tổng CTy Licogi (40,71%); Tổng CTy Thủy sản Việt Nam (63,38%); Tổng Cty Tư vấn Xây dựng Việt Nam (87,32%); Tập đoàn Dệt May Việt Nam (53,49%)…

Từ khoảng nửa cuối tháng 9 trở lại đây, SCIC đã ráo riết đẩy mạnh đấu giá thoái vốn cổ phần tại hàng loạt doanh nghiệp; tuy nhiên, tỷ lệ vẫn rất nhỏ chưa đủ 2 bàn tay so với con số 88 đơn vị mà Tổng Công ty lên danh mục và được duyệt đầu năm.

Trong số đó, đáng chú ý nhất là “deal” bán 36% cổ phần tại Dầu Thực vật Tường An, ở mức giá 28.200 đồng/cp, thấp hơn 23% so với thị giá tại thời điểm chốt. Thương vụ này được đánh giá thành công sau 3 lần rao bán không ai mua, do phía nhà đầu tư Kido đã lựa thời điểm “thiên thời địa lợi... giá hòa” mới xuống tiền thực hiện mục tiêu sáp nhập các đơn vị thành viên vào Tập đoàn.

Theo bức tranh thoái vốn hiện có, rõ ràng chỉ còn đúng 1 tháng cho SCIC thực thi các kế hoạch thoái vốn đồ sộ là bất khả; và nó cho thấy một nghịch lý khó tin vẫn đang diễn ra: Chứng khoán tăng cứ tăng, thoái vốn khó cứ khó. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật