Xin đừng quá rẻ rúng gái B.hoa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gái B.hoa bị truy quét, B.H, bó‌c lộ‌t, khinh rẻ, gần như không được bảo vệ dưới bất cứ một chế định nào của Pháp Luật…
Xin đừng quá rẻ rúng gái B.hoa
Rất nhiều phụ nữ là nạn nhân của hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm - ảnh minh họa

Luật không theo kịp

Gái mạ‌ּi dâ‌ּm luôn bị coi là lớp người dưới đáy xã hội, bản thân họ cảm thấy không đủ tư cách để phản kháng nhưng thực tế không phải tất cả gái mạ‌ּi dâ‌ּm đều lười lao động, vô liêm sỉ, bị xã hội tha hoá.

Chia sẻ quan điểm này, LS. Trương Anh Tú – Trưởng VPLS Trương Anh Tú cho biết, Pháp Luật về Phòng chống mạ‌ּi dâ‌ּm không theo kịp diễn biến thực tế, ngày càng có nhiều biến tướng đa dạng khiến việc xử lý luôn bất cập.

Theo luật sư Tú, ví dụ cụ thể về xử lý đối tượng tội “chứa mạ‌ּi dâ‌ּm”, luôn thiếu chứng cứ phạm tội. Mặt khác, mạ‌ּi dâ‌ּm đồn‌g tín‌h đang kéo theo nhiều hậu quả, lan truyền các căn bệnh xã hội và đại dịch HIV/AIDS không kém gì mạ‌ּi dâ‌ּm khác giới nhưng luật vẫn chưa điều chỉnh bổ sung…

“Phòng chống mạ‌ּi dâ‌ּm hiện nay chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, đã đến lúc cơ quan quản lý Nhà nước cần nhìn nhận lại để có chính sách đúng đắn về vấn đề mạ‌ּi dâ‌ּm”, luật sư Tú khuyến nghị.

Nhìn nhận ở một góc độ khác, Trưởng ban tổ chức Đại học Quốc gia Hà Nội - ông Phạm Ngọc Thạch nêu quan điểm nhất trí bỏ quy định đưa người B.hoa vào các cơ sở chữa bệnh bắt buộc nhưng đề nghị phải có cơ quan quản lý: “Cùng với sự phát triển, mạ‌ּi dâ‌ּm ngày càng tăng, có lẽ phải công nhận nó tồn tại như một vấn đề xã hội để quản lý”.

Ý kiến đa chiều

Độc giả Hoàng Trung Kiên (Quận Ba Đình, Hà Nội) nêu quan điểm: “Nên có cái nhìn nhân văn hơn đối với những phụ nữ hành nghề B.hoa, cho phép họ thành lập công đoàn, được bảo vệ, đảm bảo an toàn lao động, được đưa ra thỏa ước lao động, lương bổng, điều kiện lao động và được đóng thuế để thể hiện nghĩa vụ một công dân đối với xã hội”.

Tuy nhiên, bạn đọc Nguyễn Thị Hoài (Cầu Giấy, Hà Nội) lại cho rằng: Văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam khó chấp nhận quan điểm đưa mạ‌ּi dâ‌ּm thành một nghề, bản thân họ sẽ khó chịu đựng sự lên án của dư luận khi phải lộ diện, công khai danh tính.

“Nếu công khai hóa hoạt động mạ‌ּi dâ‌ּm, đưa vào khu vực hoạt động riêng, danh tính khách mu‌ּa dâ‌ּm cũng khó giữ, liệu có người phụ nữ nào chịu đựng được thông tin chồng mình trong một tháng “đi” gái bao nhiêu lần, chi bao nhiêu tiền cho gái B.hoa?”, độc giả Hoài đặt câu hỏi.

Anh Trương Việt Thắng (Đống Đa, Hà Nội) là người hiện đang làm thủ tục ly hôn với vợ. Không ngại ngần, anh Thắng nói: “Thẳng thắn mà nói thì nhu cầu sin‌ּh l‌ּý sẽ được giải quyết như thế nào nếu không bằng cách trả tiền để thỏ‌a mã‌n? Có đúng đạo đức, không vi phạm Pháp Luật không nếu trong hoàn cảnh đó, chẳng lẽ tôi vờ tìm hiểu, yêu đương với những cô gái khác chỉ để lợi dụng họ để thỏ‌a mã‌n nhu cầu sin‌ּh l‌ּý?”

Tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự án Luật xử lý vi phạm hành chính chiều 10/11, Đại biểu Quốc hội - Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội – Trịnh Thế Khiết cho rằng nên có quy định cho người B.hoa hành nghề.

“Với xã hội phát triển và hội nhập như ngày nay, Việt Nam cũng nên tính toán nghiên cứu cho người B.hoa những địa điểm hành nghề nhất định để quản lý vì thực tế nói cấm nhưng mại dâ‌m vẫn phát triển mạnh”, ông Khiết nhấn mạnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật