BIỂN ĐÔNG! chậm trễ là “TRÚNG KẾ” của trung quốc

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông thường khi tìm hiểu lịch sử, văn hoá của Trung Hoa, ta thường gặp nhiều kịch bản rất dài, đặc biệt là phim dài tập có nội dung lê thê, rất nhiều tình tiết, kịch tính, gay cấn, có lúc đầy thù hận, gian ác, có lúc lại cố tình diễu cợt, dựng lên những hiểu nhầm ai oán kéo dài qua nhiều đời con cháu chưa giải quyết xong. Hôm nay, mắt thấy tai nghe Trung Quốc đang ra mắt “kịch bản Biển Đông” đã và đang trình chiếu trước Asean và cộng đồng Quốc tế.
BIỂN ĐÔNG! chậm trễ là “TRÚNG KẾ” của trung quốc
Bản đồ việc vi phạm lãnh hải các nước trong khu vực biển đông cho thấy rõ Trung Quốc âm mưu rõ ràng từng bước chiếm sân hàng xóm làm sân nhà mình !

- Bà Khương Du người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nói : “Các hoạt động thực thi mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã tiến hành đối với các hoạt động bất hợp pháp của tàu Việt Nam là hoàn toàn hợp lý”.

- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm chủ quyền của chúng tôi và tránh tạo ra những sự cố mới”.

- Bảng tin Tân Hoa Xã ngày 4/6/2011, thể hiện rõ “không nên nói nhiều về vụ biển Đông”:

- 2011/06/04, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói, tranh chấp quyền lợi chủ quyền biển cần phải do nước đương sự xử lý ổn thoả qua thương thảo và đàm phán.

Khẳng định thêm rằng TQ dùng chiêu “rắn nuốt mồi”, đầu tiên làm cho con mồi ngoan ngoãn không chống cự, sau bị tê mềm dễ nuốt!

Vấn đề Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm từ tháng 1-1974 hay 7 đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã bị chiếm đóng năm 1988.

-1995 Quân đội Philippines cáo buộc Trung Quốc xây dựng công trình trên nhóm đảo Mischief Reef trong quần đảo Trường Sa và gia tăng các đội tuần tra, dẫn đến đụng độ với ngư dân Trung Quốc.

-Tháng 1.2010, Việt Nam lên án kế hoạch của Trung Quốc thành lập chính quyền địa phương trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

-Tháng 3. 2010, Các quan chức Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là một trong những lợi ích cốt lõi của nước này.

- 23.7.2010 Ngoại trưởng Hillary Clinton, tại diễn đàn ASEAN tổ chức tại Hà Nội đã tuyên bố rằng Washington ủng hộ một tiến trình đa phương để giải quyết tranh chấp trên biển Đông, khiến Bắc Kinh không hài lòng, nước này muốn thương lượng vấn đề biển Đông với từng nước bé bé !

- 25.7.2010 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng cách tiếp cận đa phương để giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông “sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình”.'

-30.7.2010 Một phát ngôn viên Bộ quốc phòng Trung Quốc tuyên bố Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi “trên toàn bộ biển Đông”.

-Tháng 2.2011 Philippines cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines gần khu vực Jackson Atoll của Philippines.

-Tháng 3.2011 Quân đội Philippines cáo buộc hải quân Trung Quốc quấ‌ּy rố‌ּi một tàu thăm dò dầu khí đang hoạt động trong vùng biển Philippines, và nước này đã đưa máy bay quân sự để khống chế sự quấy rối của các tàu Trung Quốc.

-26.5.2011 Việt Nam tố cáo tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam .

-9.6.2011 Việt Nam cáo buộc tàu đánh cá của Trung Quốc, cùng với hai tàu ngư chính đã cắt cáp của tàu khảo sát Viking II (Việt Nam) trong vùng biển Việt Nam.

-9.6.2011 Đại sứ Trung Quốc tại Philippines cảnh báo các nước láng giềng phải ngưng tiến hành thăm dò trữ lượng dầu trong vùng biển Đông nếu không có sự cho phép của Trung Quốc!

1. Nhân dân và Chính Phủ Việt Nam:

Thất vọng và trăn trở.

- Thực ra những lời tuyên bố của phía Trung Quốc không có gì mới. Vào tháng 2-1992, Trung Quốc đặt ra “Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa” (Luật lãnh hải), đây chỉ là cụ thể hóa “Tuyên bố của Chính phủ Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Lãnh hải (Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 4 tháng 9 năm 1958). Đúng là kịch bản được dàn dựng rất công phu!

- Luật về lãnh hải và vùng nước tiếp giáp của nước CHND Trung Hoa gồm 17 điều. Biên độ lãnh hải theo luật này áp dụng “12 hải lý tính từ đường bờ biển cơ bản (Điều 3). Hơn luật lãnh hải này còn qui định phạm vi lãnh hải của Trung Quốc bao gồm cả vùng biển tiếp giáp với nội thủy và lãnh thổ trên đất liền”. (Điều 2) về lãnh thổ trên đất liền xác định “tất cả đại lục Trung Quốc, các đảo ven biển, Đài Loan và các đảo phụ thuộc bao gồm đảo Điếu Ngư (Senkaku-theo cách gọi của Nhật Bản), quần đảo Bành Hồ, các quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa, Nam Sa và kể cả các đảo nhỏ khác có tên gọi Trung Quốc để khẳng định phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

- Điểm đáng lưu ý là (Điều 14) cho rằng “Trung Quốc có quyền truy đuổi tàu bè nước ngoài vi phạm luật pháp Trung Quốc” và “giữ quyền truy đuổi ở vùng biển nằm ngoài lãnh hải Trung Quốc” việc truy đuổi được thực hiện bởi những lực lượng quân sự như tàu chiến, máy bay của quân đội hay tàu bè, máy bay được chính phủ trao quyền chấp hành công vụ”. Hiểu theo cách này là Chính Phủ Bắc Kinh đã làm đúng luật và mệnh lệnh sắc bén!?

Như vậy, chúng ta đã thấy rõ rằng Luật này đã lờ đi những gì Trung Quốc đã cam kết với quốc tế trong lần ký kết Công ước quốc tế về biển của LHQ (UNCLOS) vào năm 1982. Tất cả những căn cứ trên đã cho thấy rằng tư tưởng “Chủ quyền thuộc ngã” của Trung Quốc trên Biển Đông là không thay đổi, cho nên những ai tin tưởng vào thiện chí của Trung Quốc đều là ảo tưởng!

-Thử hỏi Việt Nam đã có bao giờ mang quân sang gây hấn, hay tàu chiến của Hải quân Việt Nam bắt bớ, đánh đập và đòi tiền chuộc ngư dân Trung Quốc bao giờ chưa? Thế mà những người “đồng chí”, “anh em” đã làm như vậy, thường xuyên hù dọa, nạt nộ… thì những ngư dân bình thường như chúng ta sẽ phải hiểu vấn đề như thế nào?!

- Người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga khẳng định, hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói, hai nước Việt-Trung là anh em tốt, đối tác tốt, người bạn tốt, đồng chí tốt, quân đội hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, sau này cần tăng cường sự giao lưu và hợp tác trong mọi lĩnh vực giữa quân đội hai nước, cùng giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói, một số bất đồng giữa hai nước trên vấn đề biển Nam Hải cần do hai bên cùng cố gắng giải quyết, không cho phép bất cứ nước thứ ba nào can thiệp và mượn đó phá hoại quan hệ hai nước.

- Ngày 12/1/2010 trong buổi tiếp Giáo sư Joseph Nye (Mỹ), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu: “Mọi hành vi bắt nạt nước khác đã lỗi thời. Bất kỳ quốc gia nào muốn đứng trên bắt nạt dân tộc khác thì thời đại này cũng khó thực hiện được và không có lợi cho bất kỳ ai”.

Hiến kế và hành động:

1.Trước tiên, Việt Nam phải tôn trọng các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

2. Vận động quốc tế ủng hộ lập trường về biển và thái dộ hiếu hòa của Việt Nam trong những cuộc tranh chấp về vấn đề chủ quyền và khai thác dầu khí trên Biển Đông.

3. Trong trung hạn là hợp tác với các nước để khai thác những vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam đã được quốc tế công nhận (hay không phản đối).

4. Về dài hạn là củng cố quốc phòng, liên minh chiến lược, diễn tập chiến thuật chung với các nước trong khu vực và quốc tế có cả Trung Quốc.

5. Tiến đến việc đưa vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa ra tòa án quốc tế để ngăn ngừa trường hợp Trung Quốc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

6. Gìn giữ quan hệ Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định, bình đẳng và hợp tác để cùng phát triển lâu dài theo đúng nghĩa mà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết. Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt mọi hành động đe dọa, khiêu khích và bắt giữ ngư dân Việt Nam, không có hành động gây phức tạp và căng thẳng thêm tình hình hiện nay.

Trong vấn đề Biển Đông chúng ta cần phải phân biệt các mối quan hệ tranh chấp sau:

- Thứ nhất, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc (hiện nay Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép toàn bộ quần đảo này bằng cuộc chiến tranh xâ‌m lượ‌c vào tháng 1 năm 1974).

- Thứ hai, tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là tranh chấp đa phương: giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei (chỉ có duy nhất Brunei lên tiếng về chủ quyền nhưng không có chiếm đóng).

- Thứ ba, việc tuyên bố đường lãnh hải lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông (chiếm 80% diện tích trên Biển Đông) là một yêu sách Cống Nạp - Kiểu Tàu mấy ngàn năm trước, bất chấp luật pháp quốc tế, hòng độc chiếm Biển Đông.

- Nếu Trung Quốc lấy sức mạnh kinh tế, quân sự và uy tín với thế giới để làm lu mờ nguồn gốc chủ quyền về Biển Đông thì Việt Nam xử sự thế nào?

Chiêu cũ-mẹo mới”:

-Trước mắt, Việt Nam mua sắm trang bị hiện đại và chỉnh đốn lực lượng Hải quân chính quy, thay nhau trường trực ở vùng biển thuộc chủ quyền của mình nhằm trông nom, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá, các công ty khai thác thăm dò khoáng sản, nghiên cứu hải dương học, cứu hộ cứu nạn .v.v.

-Làm ngay và làm thường xuyên: nâng cấp cả về tàu thuyền, khí tài, thông tin liên lạc và kỹ thuật quân sự hàng hải của Hải quân Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài sản, tính mạng cho  nhân dân, đồng thời phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền của đất nước.

-Tất cả các tỉnh, thành phố dọc bờ biển từ Bắc vào Nam đều phải trang bị đủ phương tiện và tinh thông về nghệ thuật quân sự hàng hải trên biển, kết hợp tốt khai thác kinh tế biển và an ninh quốc phòng trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.(tôi không có ý là ra đánh nhau với Trung Quốc)

- Sau cùng là thể hiện “tình quân dân như cá với nước”. Vấn đề này, tôi trách các Bác ở chỗ: Ngư dân ra biển bằng thúng trét chai; xuồng, ghe máy chỉ vài trăm sức ngưa; trong tay chỉ có ngư cụ và kỹ thuật tầm thường… Đằng này, quân đội với trang thiết bị hiện đại, trong bối cảnh bình yên sao không ra biển để cùng làm kinh tế với nhân dân? Hành xử như vậy, liệu có đậm tình “quân  với dân như cá với nước” chưa? Hay là bộ đội ta không đủ sức khỏe, thiếu phương tiện kỹ thuật và nếu có đánh bắt cá về, bán cũng không có người mua?

Dựa trên những phân tích về khó khăn và thách thức, nguy cơ bị lấn chiếm, bị xâm phạm chủ quyền và mất mát tài sản là nghiêm trọng. Hơn bao giờ,  lúc này Việt Nam nên lựa chọn kế sách “Nhà không vắng chủ, biển không bỏ hoang” tuy cũ mà diệu kế đấy! Ông bà ta thường nói “tam niên thành lệ”. Đằng này ta cứ mãi ca hát, giao lưu, đôi khi còn tranh dành và tham nhũng ở nhiều lúc nhiều nơi, đến lúc nhận ra việc đại sự, mới vỡ lẽ cửa ngõ nhà mình bị kẻ tham dòm ngó và “khóa hộ”. Biển Bạc đang từng ngày, từng giờ đã  dần thuộc  quyền sử dụng của người dưng!

Cũng có thể nói thêm rằng, Trung Quốc chưa đến lúc phải dùng vũ lực để cướp vùng biển có chủ quyền hay còn đang tranh chấp của chúng ta. Khổ nỗi, lâu nay ta ít siêng năng lui tới thăm nom, xây dựng, làm ăn những nơi tiền tiêu của tổ quốc. Ngược lại, Trung Quốc thì mọi thứ họ đã toan tính thâm sâu và rất sẵn sàng! Có lẽ sự thờ ơ của phía chúng ta đã làm cho Họ nảy sinh sự thèm muốn và mượn cớ trêu chọc  lòng yêu nước của tuổi trẻ Việt Nam?!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật