Yêu người, nâng được thì buông được

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đạo Phật luôn khuyến khích mỗi người trong chúng ta không ngừng tìm đến những hạnh phúc chân thật hơn, cao cả hơn và lâu bền hơn. Vì bản chất của thế gian là Nhân quả - Nghiệp báo.
Yêu người, nâng được thì buông được
Ảnh minh họa

Đạo Phật luôn khuyến khích mỗi người trong chúng ta không ngừng tìm đến những hạnh phúc chân thật hơn, cao cả hơn và lâu bền hơn. Vì bản chất của thế gian là Nhân quả - Nghiệp báo, nâng được buông được cũng chính là cách ứng xử bao dung nhất với mọi người, tìm sự an vui giải thoát cho chính mình.

Con người sống trên đời cũng giống như một dòng sông, làm hết bổn phận chảy về phía trước còn những màu mỡ sẽ tự nhiên để lại cho muôn vật. Chúng ta là vậy, đang sống trong dòng chảy của chính mình.

Trong tình yêu, chúng ta vốn không vứt bỏ ai cả, cũng không bị ai để lại. Bởi thế, việc yêu người mới có 2 chữ "được" này ai ai cũng cần thấu hiểu.

Nâng được

Theo Phật giáo, tình yêu nam nữ cũng như mọi thứ tình cảm khác có mặt trên cuộc đời, bạn gặp được một người khiến bạn nảy sinh cảm giác yêu thương thì đó chính là nhân duyên tiền kiếp. Tuy nhiên, cũng do tình yêu là nghiệp ái của mình, bản chất của nó là trói buộc và vị kỷ nên hạnh phúc lứa đôi tuy có, nhưng mong manh dễ vỡ. Tình yêu muốn bền vững thì phải được nâng niu, trân quý và gìn giữ suốt cả cuộc đời.

Tình yêu theo quan điểm của đạo Phật có nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng nam như nữ. Những quan hệ tình cảm, tìn‌ּh dụ‌ּc có tính cưỡng bức, bắt buộc, trái với luân thường đạo lý bị phản đối để đảm bảo quyền được hạnh phúc của mỗi con người. Nuôi dưỡng tình yêu không phải mãi nghĩ về người yêu mà còn học cách tu dưỡng đạo đức, sống chân thành, hiểu biết, chia sẻ và yêu thương hết lòng với người mình thương.

Buông được

Nếu có một cuộc tình vừa đi đến hồi kết, thay bằng đắm chìm trong tranh cãi hãy nghĩ về những khoảng thời gian hạnh phúc nhất đã dành cho người mình thương. Mỗi người đều có thể tự đốt cháy tình yêu đã qua thành tàn tro, đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây nuôi cỏ, cho cỏ cho cây lớn lên và đừng ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy.

Tình yêu của chúng ta không nằm ngoài quy luật Nhân quả – Nghiệp báo, việc chúng ta chấm dứt một tình yêu cũng là việc chúng ta đã trả xong một Nghiệp nhân duyên kiếp trước và bắt đầu trả nợ khác cho người, điều này hoàn toàn thuận theo tự nhiên.

Có câu chuyện kể về hai hòa thượng đi đường, đi đến bờ sông thì gặp trận mưa to. Một phụ nữ ướt sũng đang co ro run rẩy bên sông. Sư huynh quả quyết cõng cô gái lội qua sông. Sư đệ thì cứ canh cánh trong lòng, tối đến nghỉ ở một quán trọ, cuối cùng không nén nổi, hỏi: “Sư huynh, Phật môn giới gần nữ sắc, sao sư huynh lại cõng cô gái đó, lại còn tiếp xúc da thịt vậy?”.

Sư huynh trả lời: “Huynh đã để cô đó xuống từ lâu rồi, sao đệ đến giờ vẫn còn cõng vậy?”. Quả thật, gánh nặng trên lưng không lâu bằng gánh nặng trong lòng. Trên lưng cõng càng nặng, trong tâm mới càng sớm có thể bỏ xuống. Yêu thương càng hết lòng, khi chia tay sự nhẹ nhõm mới có thể đạt được.

Mỗi người trong chúng ta là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Cuộc sống là không chờ đợi. Đợi chờ quá khứ, tương lai chi bằng sống hết mình cho hiện tại để phúc phận được tròn đầy.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng căn dặn các Thầy các sư cô ở chùa Đình Quán Hà Nội và ở Tổ Đình rằng, đừng giữ nắm tro của thầy trong tháp ngà. Bởi đối với thầy, nắm tro ấy vẫn còn có thể tiếp tục sinh mệnh của mình. Bên trong chiếc tháp ngà ấy vốn không có gì cả, ngoài kia cũng vậy, nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật