Để quên, não cần nỗ lực nhiều hơn là ghi nhớ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thông qua hình ảnh về cấu trúc hoạt động của não, các nhà nghiên cứu trường Đại học Texas (Mỹ) đã phát hiện việc quên một thứ gì đó có thể đòi hỏi nhiều nỗ lực tinh thần hơn là cố gắng ghi nhớ. Phát hiện này được công bố trên tạp chí the Journal of Neuroscience.
Để quên, não cần nỗ lực nhiều hơn là ghi nhớ
Ảnh minh họa

Tác giả công trình nghiên cứu, giáo sư tâm lý học Jarrod Lewis-Peacock, cho biết: "Chúng tôi muốn loại bỏ những ký ức gây ra sự kích hoạt các phản ứng không lành mạnh như những ký ức đau thương, để đem lại những trải nghiệm mới mẻ theo cách tốt hơn.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, tuy chúng ta có khả năng muốn quên đi điều gì đó, nhưng trong não còn nghi hoặc hay ngờ vực. Tuy nhiên, một khi bạn biết cách làm ’suy yếu’ những ký ức buồn bã và tìm cách loại bỏ chúng, tâm trí bạn sẽ không còn chất chứa những ký ức không mong muốn”.

Ký ức là bất biến. Chúng là những cấu trúc năng động của não, được thường xuyên cập nhật, sửa đổi và tái tổ chức thông qua những trải nghiệm. Não chúng ta không ngừng ghi nhớ và quên đi thông tin, điều này phần lớn xảy ra trong lúc ngủ một cách tự nhiên. Liên quan đến vấn đề khi chúng ta cố quên đi một điều gì đó, nhiều nghiên cứu trước đây từng tập trung vào việc định vị các “điểm nóng” trong các cấu trúc điều khiển của não, chẳng hạn như vỏ não trước trán, và các cấu trúc trí nhớ dài hạn như vùng đồi hải mã. Trong khi các nghiên cứu mới nhất tập trung vào các vùng cảm giác và tri giác của não, đặc biệt là vỏ não thùy thái dương và các mô hình hoạt động tương ứng với những biểu hiện ký ức của các kíc‌h thí‌ch thị giác phức tạp.

Để tìm hiểu về cấu trúc hoạt động của não, các nhà nghiên cứu đã đưa cho một nhóm người khỏe mạnh xem những hình về cảnh vật và khuôn mặt, và yêu cầu họ nhớ hoặc quên mỗi hình ảnh đó. Thử nghiệm này không chỉ xác định việc chúng ta có khả năng kiểm soát những gì mình muốn quên, mà còn cho thấy việc cố ý quên đòi hỏi mức độ hoạt động vừa phải của não trong các vùng cảm giác và tri giác - nhiều hơn là những gì cần phải ghi nhớ. Tracy Wang, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết thêm: "Mức độ hoạt động vừa phải của não rất quan trọng đối với cơ chế quên. Nếu hoạt động quá mạnh, não sẽ tăng cường trí nhớ, nếu quá yếu trí nhớ sẽ giảm.

Điều quan trọng là ý định muốn quên đi sẽ tăng sự kích hoạt của ký ức, và khi kích hoạt này chạm đến mức độ vừa phải, sẽ dẫn đến việc quên đi trải nghiệm đó”. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những người tham gia có xu hướng quên những hình cảnh vật nhiều hơn là hình khuôn mặt, có thể do chúng có nhiều thông tin cảm xúc hơn.

“Chúng tôi đang tìm hiểu làm thế nào mà những cơ chế này trong não có thể phản ứng với các loại thông tin khác nhau, và cần thêm nhiều nghiên cứu nhân rộng về điều này, trước khi hiểu được cách kiểm soát khả năng quên. Điều này sẽ mở đường cho những nghiên cứu trong tương lai về cách xử lý và loại bỏ những ký ức cảm xúc có thể tác động lớn đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta”, Lewis Peacoc‌k nói, khi bắt đầu nghiên cứu mới việc sử dụng phản hồi thần kinh để theo dõi mức độ chú ý đối với một số loại ký ức nhất định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật