Nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ hay gặp vào thời tiết giao mùa

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi thời tiết giao mùa là thời kì sinh sôi của các vi khuẩn gây hại cho c‌ơ th‌ể đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là tổng hợp về 7 bệnh thường gặp ở trẻ em khi giao mùa, cha mẹ nên biết.
Nhận biết và cách phòng bệnh cho trẻ hay gặp vào thời tiết giao mùa
Ảnh minh họa

1. viêm đường hô hấp

viêm đường hô hấp là bệnh hay gặp phải do trẻ bị nhiễm khi hít thở ở nơi có nguồn bệnh. bệnh này gồm hai dạng là viêm đường hô hâp trên và viêm đường hô hấp dưới.

viêm đường hô hấp trên hay còn gọi là viêm mũi – họng, VA, viêm Amidan, ho và cảm lạnh. Trong khoảng ba ngày đầu, trẻ sẽ có dấu hiệu như sốt cao, vừa ho vừa hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Đặc biệt, nếu trẻ dưới một tuổi sẽ quấy khóc, nôn mửa…

viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở dạng viêm thanh quản, phế quản, khí quản, tiểu phế quản và phổi. Khi trẻ bệnh sẽ có một số dấu hiệu thường gặp như khó thỏ, thở nhanh, mũi phập phồng. Trẻ sơ sinh khi bú dễ bị trướng bụng, da xanh tím.

2. bệnh cảm cúm

Thường trẻ có thể có sốt, đôi khi sốt rất cao (39 – 40 độ C) trong 1-2 ngày đầu, kèm theo ho, sổ mũi, trẻ lớn có thể than đau nhức tay chân, đau đầu, đau họng. Điều trị chủ yếu hạ sốt, uống thuốc ho, rửa mũi và nghỉ ngơi nhiều. Diễn tiến kéo dài 5 – 7 ngày.

3. viêm mũi dị ứng

viêm mũi dị ứng dễ gặp phải ở những trẻ có cơ địa mẫn cảm khi thời tiết biến đổi. Khi mắc bệnh trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi thậm chí là ù tai và khó thở. Điều kiện sinh bệnh là do bị lây qua đường hô hấp, môi trường ô nhiễm, lông động vật, phấn hoa… Nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa và điều trị tốt thì bệnh trở nặng thành hen phế quản, hen suyễn và viêm amidan.

4. viêm tai giữa

bệnh viêm tai giữa thường gặp ở các bé dưới 3 tuổi

Đây là bệnh hay gặp nhiều ở các bé dưới 3 tuổi. Trẻ sẽ bị đau trong tai, sốt cao 39-40 độ, nôn, kém ăn, đi ngoài dạng lỏng hay có một số vấn đề về thính giác… Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh như bị nhiểm lạnh, do chọc nguấy vào tai, do khói thu‌ốc l‌á, không khí ô nhiễm. Riêng đối với trẻ từ 6 – 18 tháng có thể do sức đề kháng yếu hay khi trẻ nằm bú không cẩn thận sữa tràn vào tai.

5. bệnh thủy đậu

Được xem là một trong các bệnh lây nhiễm thường gây ở trẻ vào giao mùa đông – xuân. bệnh còn có tên khác là trái rạ do siêu vi Varicella zoster gây ra. Thời kì đầu ủ bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu như nhiễm siêu vi (sốt, uể oải, đau đầu, chán ăn…) từ 10 – 20 ngày. Sau đó, da trẻ sẽ có các nốt hồng khắp người. Các nốt này chứa bóng nước sẽ đục dần rồi vỡ ra, đóng vẩy. bệnh dễ bị lây qua đường hô hấp và tiếp xúc thông qua dịch c‌ơ th‌ể.

6. bệnh quai bị

Đối với bệnh quai bị, trẻ thường sưng đau góc hàm 2 bên kèm theo sốt hoặc không. Thường bệnh diễn tiến 7 ngày, cần lưu ý các dấu hiệu đau đầu nhiều, nôn ói (biến chứng viêm màng não), viêm đỏ vùng bìu ở bé trai (biến chứng viêm tinh hoàn).

7. bệnh tiêu chảy

Đây là bệnh dễ gặp quanh năm. Khi bị tiêu chảy, trẻ hay đi ngoài liên tục, phân có dạng lỏng và mùi tanh do virut Rota gây nên. Bị tiêu chảy kéo dài sẽ khiến c‌ơ th‌ể trẻ bị mất nước và muối dẫn đến khô kiệt. bệnh tiêu chảy không khó điều trị nhưng phụ huynh phải có kiến thức đầy đủ và biết cách chữa trị kịp thời thì mới bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bé.

Lưu ý :

Các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần cần trang bị cho mình kiến thức để có những biện pháp phòng tránh đúng cách cho trẻ.

Để phòng bệnh cho trẻ một cách hiệu quả, ngoài việc chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân, nhà cửa, các bậc phụ huynh cần chủ động tăng cường sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và các thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất…

Khi trẻ mắc bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ, cũng như tránh nguy cơ lây lan trong cộng đồng

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật