Giải tỏa áp lực cho Nha Trang

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hai tuyến đường Võ Nguyên Giáp nối trung tâm TP.Nha Trang với QL27C đi Đà Lạt và đường Vành đai 2 nối đại lộ Nguyễn Tất Thành xuyên qua hàng loạt địa giới hành chính của các phường phía tây và bắc thành phố.
Giải tỏa áp lực cho Nha Trang
Đại lộ Võ Nguyên Giáp - một trong hai tuyến đường mới mở sẽ góp phần giảm tải cho Nha Trang

Hai tuyến đường này đã và đang góp phần giải tỏa áp lực về giao thông cho Nha Trang.

Bức bí vì quá tải

Nha Trang là một trong những nơi thu hút khách du lịch đông nhất Việt Nam với khoảng trên 5,5 triệu lượt người mỗi năm. Du khách hằng năm tăng khoảng 30% cộng với dân số thành phố này khoảng gần nửa triệu người đã khiến Nha Trang “quá tải”, nhất là hệ thống giao thông dù có được đầu tư song không theo kịp với tốc độ phát triển du lịch của thành phố. Những cao ốc 30 - 40 tầng nối nhau mọc lên dọc đường Trần Phú và các tuyến đường chính đã thu hút một lượng khách quá lớn, trong khi đó hệ thống giao thông ở trung tâm thành phố thì không được mở rộng. Cảm giác bức bí như luôn thường trực ở thành phố du lịch này, nhất là những ngày lễ, tết, du khách đổ về dồn dập khiến nạn kẹt xe cục bộ đã xuất hiện từ vài năm nay.

Chính quyền TP.Nha Trang cũng như tỉnh Khánh Hòa đã đưa ra nhiều giải pháp như cho xe chạy một chiều ở một số tuyến phố, cấm xe ô tô trên 50 chỗ quay đầu trên đường Trần Phú… song các biện pháp này chỉ giải quyết tình thế chứ không mang tính căn cơ. Bằng chứng là, vào những giờ cao điểm, tuyến đường 23 Tháng 10 nối trung tâm thành phố với H.Diên Khánh, nhất là những đoạn giao cắt với đường sắt, đoạn qua vòng xoay Mã Vòng, các phương tiện giao thông như nhích từng chút một. Tuyến đường ven biển Trần Phú - Phạm Văn Đồng, nơi có nhiều khách sạn cũng cùng chung số phận. Chỉ cần một xe ô tô khách 50 chỗ “quay đầu” là coi như cả tuyến phố hàng trăm mét đều “đứng bánh”. Cần có một giải pháp mang tính dài hơi cho nạn kẹt xe ở Nha Trang, đó là “mệnh lệnh” đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cũng như TP.Nha Trang trong nhiều năm qua.

Giải tỏa áp lực

Sân bay Nha Trang cũ đang dần hình thành khu đô thị và việc đấu nối các tuyến đường trong thành phố về khu vực này đã góp phần “chia lửa” nạn kẹt xe vào giờ cao điểm cho Nha Trang. Tuy nhiên, cần phải có một tuyến đường quy mô, mang tính chiến lược thì mới mong giải tỏa áp lực cho Nha Trang. Đường Võ Nguyễn Giáp, hay còn gọi là đường Cao Bá Quát - Cầu Lùng dài 10 km, nối trung tâm TP đến QL27C đi Đà Lạt và đường Vành đai 2 nối đại lộ Nguyễn Tất Thành (đi sân bay Cam Ranh) chạy xuyên qua một số phường ở phía tây Nha Trang đã phần nào giải tỏa áp lực cho Nha Trang gần một năm qua kể từ khi đường Võ Nguyên Giáp đưa vào sử dụng. Tuyến đường dài 10 km với tổng mức đầu tư khoảng 1.400 tỉ đồng được xem như đại lộ hiện đại nhất Nha Trang tính đến thời điểm này. Từ Nha Trang đi Đà Lạt hiện nay không phải đi theo đường 23 Tháng 10 lên TT.Diên Khánh nữa mà đi theo đường Võ Nguyên Giáp với khoảng 10 phút ô tô thay vì 20 - 30 phút nếu đi theo đường cũ. Số người làm việc ở Nha Trang có nhà ở Diên Khánh đã rút được khoảng 1/2 thời gian nếu đi đường Võ Nguyễn Giáp. Tuyến đường không chỉ góp phần giải tỏa áp lực đi lại cho nội đô Nha Trang mà còn đánh thức tiềm năng quỹ đất để mở rộng đô thị về phía tây thành phố nữa.

Còn tuyến đường Vành đai 2 được bắt đầu từ đại lộ Nguyễn Tất Thành gần đầu cầu Bình Tân đi qua địa phận các phường Phước Hải, Phước Long, Ngọc Hiệp, Vĩnh Phước, Vĩnh Hải và Vĩnh Hòa đến điểm cuối tại QL1C, đối diện với Trung tâm đăng kiểm Khánh Hòa với tổng chiều dài 11 km, trong đó đáng chú ý có hơn 1 km thuộc nút giao thông Ngọc Hội trên đường 23 Tháng 10 được xem như điểm nhấn ở phía tây thành phố. Riêng nút giao thông này có mức đầu tư lên đến 1.350 tỉ đồng, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019.

Hai tuyến đường khá hiện đại này không chỉ góp phần giảm tải mà còn sẽ mang lại cho thành phố một khuôn mặt mới, nhất là việc kéo giãn dân cư nội đô về phía tây, tây - bắc - nơi mà quỹ đất còn nhiều để thành phố hình thành những khu dân cư mới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật