Nguy cơ thiệt hại kinh tế lớn vì mệnh lệnh hành chính của PVN?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đang bị “tố“ “gây sóng gió” cho đối tác và các đơn vị thành viên khi có chỉ đạo Cty Cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cắt giảm mạnh khối lượng mà BSR đã ký với hàng loạt khách hàng.
Nguy cơ thiệt hại kinh tế lớn vì mệnh lệnh hành chính của PVN?
Việc bán sản phẩm hạt nhựa (polypropylene), gây thiệt hại 2,886 triệu USD trong vòng 6 tháng đầu năm 2018 của BSR có nhiều tiêu cực

Theo đó, năm 2017, BSR ký hợp đồng có thời hạn 3 năm (2018 - 2021) bán hạt nhựa PP cho 5 khách hàng là Opec, Cty Cổ phần hó‌a chấ‌t nhựa Đà Nẵng, Cty Cổ phần thương mại dịch vụ dầu khí miền Trung, TCty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí (DMC), Cty Cổ phần nhà và thương mại dầu khí. Tổng số hạt nhựa theo hợp đồng là 13.000 tấn/tháng, giá thỏa thuận là 15USD/tấn.

Bất ngờ, ngày 25.7.2018, BRS tổ chức cuộc họp với 5 khách hàng trên để thông báo về việc sẽ cắt giảm 35% khối lượng đã ký (tương đương 4.500 tấn/tháng) cho Cty An Phát Holding, lý do là nhằm thực hiện chỉ đạo của PVN trong việc khởi động lại nhà máy PVtex vốn đã thua lỗ nhiều năm và cần giải cứu.

Mới đây, công ty cổ phần Nhựa Opec đã có kiến nghị PVN "không dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào các hợp đồng kinh tế".

Đại diện Opec cho rằng: “Cách làm không tuân thủ Pháp Luật, quy trình về lựa chọn đối tác, bỏ qua các cam kết hợp đồng đã ký đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống khách hàng của chúng tôi, đặc biệt là các đối tác nước ngoài. Các nhà phân phối có nguy cơ bị các khách hàng đầu ra khởi kiện, đền bù hợp đồng; đồng thời ảnh hưởng lớn tới công ăn việc làm và thu nhập của hàng nghìn người lao động trong ngành nhựa Việt Nam, tạo hình ảnh xấu về môi trường kinh doanh đầu tư ở Việt Nam”.

Được biết, chỉ đạo của PVN không chỉ gây “sóng gió” cho đối tác mà đơn vị thành viên BSR cũng đang loay hoay vì khó có thể triển khai việc cắt giảm, điều chỉnh lại hợp đồng đã ký. Bên cạnh đó, việc bán Polypropylene không thông qua đấu giá là vi phạm các quy định của Pháp Luật.

Trong khi đó, ở một diễn biến khác, việc bán sản phẩm hạt nhựa (polypropylene), gây thiệt hại 2,886 triệu USD trong vòng 6 tháng đầu năm 2018 của BSR có nhiều tiêu cực khiến Cục Phòng chống tham nhũng phải “vào cuộc”.

Cụ thể, công suất của BSR là khoảng 15.000 tấn/tháng. Năm 2017, BSR đã ký hợp đồng kỳ hạn (Term contract) 3 năm (2018-2021) với thành tố Pre (tiền hạt nhựa) trong cơ cấu giá bán được thỏa thuận hằng năm (năm 2018 là 15USD/tấn) với các công ty: Cổ phần Nhựa OPEC; Cổ phần hó‌a chấ‌t nhựa Đà Nẵng, Cổ phần Thương mại và dịch vụ khoan dầu khí; Cổ phần Thương mại dịch vụ dầu khí miền Trung; Cổ phần Nhà và thương mại dầu khí, với tổng số lượng sản phẩm là 13.000 tấn/tháng.

Với số lượng sản xuất dư hằng tháng (Extra) khoảng 2.000 tấn, BSR ký phụ lục hợp đồng với khách hàng, hoặc là giao theo giá kỳ hạn (Term) hoặc theo giá giao ngay (Spot).

Theo phản ánh mà Cục Phòng chống tham nhũng nhận được, trong 6 tháng đầu năm 2018, BSR đã có 4 lần bán số hàng Extra theo kỳ hạn với thành tố Pre là 15USD/tấn, 2 lần bán số hàng Extra theo giá giao ngay với thành tố Pre là 52USD/tấn.

Tuy nhiên, đáng nói là giá Pre lại được chào bán chênh lệch rất lớn với giá đã thỏa thuận, tiềm ẩn tiêu cực, gây thiệt hại cho BSR. Cụ thể, có thông tin thiệt hại mà BSR đã gây ra trong việc bán sản phẩm được phản ánh là: 13.000 tấn x (52USD – 15USD) x 6 tháng = 2,886 triệu USD.

Cũng theo Cục Phòng chống tham nhũng, hiện tại BSR đang dự kiến bán toàn bộ số hàng Extra 6 tháng cuối năm 2018 cho đối tác mới với phương thức Term (Pre = 15USD/tấn). Như vậy sẽ gây thiệt hại cho BSR khoảng 2.000 tấn x (52 – 15) x 6 tháng = 444.000USD.

Để phục vụ việc quản lý nhà nước về phòng chống tham nhũng và có cơ sở đánh giá bản chất sự việc, Cục Phòng chống tham nhũng yêu cầu BSR cung cấp các tài liệu về việc bán sản phẩm của BSR để xem xét.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật