Nga khiến Mỹ ‘đứng ngồi không yên’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lô hệ thống tên lửa S-400 đầu tiên của Nga sẽ được bàn giao cho Ấn Độ trong vòng 2 năm kể từ khi ký hợp đồng. Đó là thông tin vừa được ông Dmitry Shugaev - người đứng đầu Cục Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga đưa hôm nay (18/10).
Nga khiến Mỹ ‘đứng ngồi không yên’
Ảnh minh họa

Ông nói: "Đợt bàn giao lô S-400 đầu tiên sẽ được tiến hành trong 2 năm kể từ khi ký hợp đồng và số còn lại sẽ được chuyển giao trong vòng 4-5 năm tiếp theo".

Trước đó, ngày 5/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ký thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ USD, trong đó Moscow sẽ bắt đầu cung cấp 5 hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf cho New Delhi từ tháng 10/2020, Sputnik đưa tin.

Hợp đồng này được ký trong hội nghị thượng đỉnh Nga - Ấn lần thứ 19 tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Điện Kremlin hôm qua cho biết đây là một trong những nội dung chính trong chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Ấn Độ. Thương vụ này từng được lãnh đạo hai nước nhất trí vào tháng 10/2016. Động thái này khiến Mỹ "đứng ngồi không yên".

Ấn Độ ký thỏa thuận trên với Nga bất chấp việc Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo Washington có thể không đưa New Delhi vào danh sách miễn trừ khỏi Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) nếu Ấn Độ theo đuổi hợp đồng mua tên lửa S-400 Nga.

Mỹ từng nhiều lần khẳng định việc Ấn Độ mua S-400 có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch chuyển giao công nghệ quốc phòng của Washington cho New Delhi trong thời gian tới. Lầu Năm Góc lo ngại hợp đồng S-400 giữa Nga và Ấn Độ sẽ tác động tiêu cực tới các thương vụ xuất khẩu máy bay không người lái và tên lửa phòng không Patriot của Mỹ ra nước ngoài.

Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ cho rằng việc tăng cường năng lực phòng không bằng hệ thống S-400 là cần thiết, trong bối cảnh không quân Trung Quốc và Pakistan ngày càng được trang bị những vũ khí hiện đại.

Nếu sở hữu trong tay hệ thống tên lửa “vô đối” với nhiều tính năng vượt trội này của Nga, chắc chắn sức mạnh phòng thủ của quân đội Ấn Độ sẽ tăng lên đáng kể.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không đang được nhiều quốc gia “nhòm ngó”. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Nga ban đầu khẳng định, nước này chưa có kế hoạch xuất khẩu S-400. Nếu thương vụ S-400 giữa Nga và Ấn Độ thành công, Ấn Độ sẽ là quốc gia nước ngoài thứ 2, sau Trung Quốc – láng giềng đầy duyên nợ của nước này sở hữu hệ thống S-400 của Nga. Ngoài ra, các khách hàng tiềm năng khác đang muốn mua hệ thống S-400 của Nga là Belarus, Kazakhstan.

S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất - đối - không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 Triumf được đánh giá là một trong những loại tên lửa hiện đại nhất thế giới.

S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.

Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.

Mỗi xe mang bệ phóng mang theo 4 quả đạn tên lửa đặt trong ống bảo quản (thời hạn tới 15 năm). S-400 thiết kế để phóng nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau, bao gồm đạn 48N6E (150km), 48N6E2 (200km), 9M96E (40km), 9M96E2 (120km) và 9M38M/9M82M (400km).

Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.

Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.

Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật