‘Đàm Vĩnh Hưng xin lỗi kiểu thách thức là rất không văn minh’

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bạn Nguyễn Hùng cho rằng lời xin lỗi của Đàm Vĩnh Hưng sau vụ ký tên lên tranh vừa giải thích, vừa... thách thức. Người nổi tiếng nên có cách hành xử văn minh trên mạng.
‘Đàm Vĩnh Hưng xin lỗi kiểu thách thức là rất không văn minh’
Ảnh minh họa

Sau khi bị chỉ trích vì ký tên lên tranh đấu giá từ thiện, Đàm Vĩnh Hưng đã . Nam ca sĩ thừa nhận không am hiểu về lĩnh vực tranh nên vô tình ký tên lên tác phẩm hội họa.

“Nếu đó là điều cấm kỵ, tôi xin đại diện anh chị em xin lỗi những người chơi tranh, đặc biệt là họa sĩ Hứa Thanh Bình. Rất mong chú bỏ qua cho sự vụng dại này của tụi con. Người ta vẫn hay nói kẻ không biết là kẻ không có tội”, Đàm Vĩnh Hưng viết.

Câu chuyện có thể sẽ không có gì để nói tiếp nếu như lời xin lỗi của giọng ca Say tình không bị cộng đồng mạng cho là "thách thức", kèm hình ảnh không đẹp đăng cùng status.

“Nếu nói như phường vô văn hoá, các vị đã chửi mắng chúng tôi thì các vị nghĩ gì khi chúng tôi phản ứng như những thằng Chí phèo nhất: ‘Tranh của ông Hứa thanh Bình chứ có ký lên tranh ông nội tụi mày để lại đâu mà lớn họng’. Đại loại như vậy đó thì các vị nghĩ nó sẽ đi tới đâu nữa? Nhưng chúng tôi không làm”, trích ý kiến đăng trên Facebook Đàm Vĩnh Hưng, bị nhiều dân mạng phản ứng.

Kết thúc bài viết khá dài là câu: “Còn nếu các vị thích tiếp tục thì bọn này cũng sẵn sàng”.

Đàm Vĩnh Hưng thay mặt các nghệ sĩ xin lỗi tác giả, những người yêu quý hội họa, và thừa nhận không am hiểu về luật chơi tranh. Tuy nhiên, lời xin lỗi này bị nhiều cư dân mạng cho là còn "thách thức".Xin lỗi thể hiện văn hóa, nên chân thành và đừng thách thức

Nhiều người nêu quan điểm họ rất với Đàm Vĩnh Hưng và các ca sĩ khi không am hiểu hội họa nên không hiểu về luật chơi tranh và việc xin lỗi là đúng. Tuy nhiên, xin lỗi kiểu "thách thức" và mượn nó để "lời qua tiếng lại" thì rất không văn minh.

Tài khoản Hopper Paker cho rằng có thể nhiều người góp ý với lời lẽ chưa văn hóa, Đàm Vĩnh Hưng nên lắng nghe, im lặng, hoặc xin lỗi là xong. Đằng này, anh ấy nhảy lên mạng chửi trả miếng, rồi đưa hình minh họa rất không hay.

Bạn Hồ Lê Long nêu quan điểm giải quyết khủng hoảng truyền thông có nhiều cách, trong đó tốt nhất là cúi đầu xin lỗi chân thành, nhất là người của công chúng, cách ứng xử nên văn minh, đúng mực.

"Chỉ nhẹ nhàng xin lỗi là cách ứng xử đẳng cấp. Cách đáp trả như thế còn gọi là nghệ sĩ nữa không?", tài khoản Huong Hieu Nguyen đặt câu hỏi ngay dưới bài viết của Đàm Vĩnh Hưng.

Trao đổi với Báo chiều 16/10, TS Nguyễn Ánh Hồng - giảng viên đại học - cho rằng Đàm Vĩnh Hưng chỉ cần xin lỗi chân thành, lời ngắn, ý rõ, sau đó “im lặng là vàng”. Nghệ sĩ phải có trách nhiệm, cẩn trọng hơn với hành vi ứng xử của mình, bởi họ là người của công chúng, hành động thường ảnh hưởng lớn đến cộng đồng.

“Chữ tài phải đi cùng chữ tâm và sự tôn trọng người khác. Ngoài ra, người hâm mộ cũng nên mở lòng bao dung, không nên nặng lời khi họ đã nhận lỗi”, bà Hồng nêu quan điểm.

Theo nữ tiến sĩ và nhiều ý kiến của cư dân mạng, trước đó, một số người được cho là họa sĩ thóa mạ các ca sĩ ký tên lên tranh, là rất không hay, không nên. Có người còn dùng ngôn từ tục tĩu xúc phạm Đàm Vĩnh Hưng. Thế nhưng, không thể lấy cái sai này để biện minh cho cái sai tiếp theo. Không thể lấy lý do một số người chửi bới thậm tệ mà Đàm Vĩnh Hưng "được quyền trả đũa".

"Lời xin lỗi chân thành cũng là hành vi thể hiện văn hóa, đừng mượn nó để phục vụ mục đích khác, nhất là thóa mạ nhau", tài khoản Long Nguyễn bình luận.

Tại sao cứ phải thóa mạ nhau trên mạng?

Trước khi Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng xin lỗi mà nhiều cư dân mạng cho là "thách thức", nhiều người, trong đó có người nhận là họa sĩ, dùng từ tục tĩu để xúc phạm nam ca sĩ. Hành động này cũng không nhận được sự đồng tình của phần lớn dân mạng.

Không ít người đặt câu hỏi tại sao người ta cứ thích thóa mạ nhau trên mạng? Tại sao việc góp ý chân thành, xây dựng lại khó hơn "tự động chửi" với những lời lẽ vô văn hóa? Phải chăng "chửi trước, nghĩ sau" là văn hóa của một bộ phận không nhỏ trên mạng xã hội ngày nay?

TS tâm lý Trần Thanh Nam, giảng viên ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng trong vụ việc ký tranh, cả hai phía đều ứng xử trong lúc không bình tĩnh, dẫn đến cuộc tấn công qua lại trên mạng xã hội.

Đàm Vĩnh Hưng gửi lời xin lỗi lên mạng xã hội.

Theo TS Nam, việc các ca sĩ ký lên tranh, trên một khoảng rất rộng, khiến nhiều người cảm thấy bức xúc vì phá hoại giá trị, ý nghĩa của tác phẩm hội họa. Tuy nhiên, phần đông người bất bình, chỉ trích, ném đá các ca sĩ chưa chắc đã am hiểu về lĩnh vực nghệ thuật, cũng như cách ứng xử với tác phẩm nghệ thuật. Nhiều người tỏ ra giận dữ, bất bình mang tâm lý hùa theo đám đông, nên từ ngữ không được lịch sự.

TS Nam lý giải điều này làm cho chính người trong cuộc thấy bị tổn thương và có phản ứng (đúng và chưa đúng mực).

“Hãy tập trung vào sự kiện, đừng quan tâm thái độ của các bên. Trong sự kiện này, việc các ca sĩ ký lên tranh là sai, họ cũng đã nhận ra và xin lỗi vì không hiểu biết. Nếu mọi việc dừng lại ở đây là đẹp, mọi việc đã được giải quyết", nam tiến sĩ nói.

Theo ông Nam, cả hai bên nên bình tĩnh hơn và dừng việc tranh luận để tránh dẫn đến một cuộc tấn công cá nhân thiếu văn minh trên mạng xã hội. Trong sự việc này, mục đích nâng cao văn hóa ứng xử đối với các tác phẩm nghệ thuật đã đạt được qua bài học cụ thể, đó là điều quan trọng nhất.

Mặt khác, mỗi người đều cần xem lại văn hóa ứng xử, phản biện, góp ý khi bình luận, lên tiếng về ai đó mắc lỗi do thiếu hiểu biết hoặc vô ý, nhất là những ý kiến được đưa ra công khai trên mạng xã hội và liên quan người nổi tiếng.

ý kiến trên, TS Nguyễn Ánh Hồng cho rằng người văn minh biết dùng lời lẽ thấu tình đạt lý, có văn hóa, phân tích, trao đổi thẳng thắn, mới nhận được sự trân trọng của người khác.

"Cái gì mình không muốn nhận thì đừng đem đến cho ai. Hy vọng trong chuyện này, chúng ta cũng có thêm bài học về văn hóa ứng xử", bà Hồng nói.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật