Giãn tĩnh mạch: Biết nguy cơ gây bệnh để phòng ngừa hiệu quả

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) gần đây cho biết, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch có thể bạn không ngờ tới.
Giãn tĩnh mạch: Biết nguy cơ gây bệnh để phòng ngừa hiệu quả
Một trường hợp suy giãn tĩnh mạch chân sưng to, sắc tố da bị biến dạng

Mặc quần áo bó sát. Có một cuộc tranh luận về việc liệu quần áo bó sát có gây giãn tĩnh mạch hay không. Trang CBS (Mỹ) vừa đưa tin, quần áo bó sát như quần jean tạo áp lực lên chân, gây ra sự gián đoạn trong lưu thông dòng máu ở chân, dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.

Mang giày cao gót. Khi bạn mang giày cao gót, bắp chân bị gò ép, về lâu có thể ngăn chặn việc bơm và lưu thông máu trong các tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch phình lên.

Mang thai và tăng cân. Tăng cân trong khi mang thai hoặc béo phì có thể gây áp lực lên chân và các tĩnh mạch ở chân bị phình to, gây ra sự gián đoạn lưu thông máu.

Ngồi hoặc đứng ở một vị trí trong thời gian dài. Thói quen này sẽ đặt áp lực lên các tĩnh mạch ở chân, gây rối loạn dòng chảy lưu thông máu dẫn đến cục máu đông.

c‌ơ th‌ể thừa muối. Dùng muối quá nhiều khiến c‌ơ th‌ể bị giữ nước, dẫn đến các tĩnh mạch bị phình to và gây đau.

Suy giãn tĩnh mạch chân với các triệu chứng thường thấy như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

Lương y Phạm Ngọc Khánh - Phòng khám Y học cổ truyền Phước An Đường (TP.HCM), cho biết suy tĩnh mạch, theo lý thuyết có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trên c‌ơ th‌ể, kể cả ở tay, nhưng trên thực tế phần lớn các trường hợp mắc phải đều xảy ra ở chi dưới. Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới chiếm một tỉ lệ đáng kể trên số dân, trong đó 70% là nữ. Ở Việt Nam, dự đoán bệnh sẽ gia tăng do thay đổi nếp sống.

Lương y Phạm Ngọc Khánh điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp châm cứu

Giai đoạn đầu, các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, chuột rút vào buổi tối, cảm giác bị châm chích như kiến bò vùng cẳng chân Những triệu chứng này thường không rõ ràng nên người bệnh ít chú ý và dễ bỏ qua.

Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng.

Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da, gây loét da cẳng chân, các vết loét không tự lành mà có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài các dấu hiệu trên, những tĩnh mạch nông dưới da ở cẳng chân và đùi giãn to ngoằn ngoèo. Giai đoạn đầu chỉ thấy tĩnh mạch nổi li ti, nhất là ở cổ chân và bàn chân. Lâu ngày, các tĩnh mạch này giãn to.

Để phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân, nên tránh đứng, ngồi một chỗ quá lâu, cần thay đổi tư thế nếu công việc bắt buộc phải đứng nhiều.

Lương y Phạm Ngọc Khánh hướng dẫn, trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân đơn giản như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót... để máu lưu chuyển tốt hơn. Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, gác chân cao cũng tốt cho bệnh tĩnh mạch. Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi. Hạn chế đi giày cao gót.

Mỗi năm có khoảng 15.000 lượt người đến bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khám và điều trị suy tĩnh mạch. Bên cạnh các biện phẫu thuật kinh điển, đốt sóng cao tần hoặc laser nội tĩnh mạch theo y học hiện đại, Đông y cũng có một số bài thuốc giúp cải thiện tích cực bệnh suy tĩnh mạch.

Theo thông tin từ Khoa Lồng ngực-mạch máu bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, có khoảng 75% người suy giãn tĩnh mạch không được điều trị phù hợp, khi đến khám thì bệnh đã nặng.

“Nếu thấy chân sưng nhanh và đau nhiều, hoặc thấy khó thở, đau ngực đột ngột phải đến bệnh viện khám ngay vì đó có thể là biểu hiện của tắc tĩnh mạch chân hoặc động mạch phổi - biến chứng nguy hiểm của suy van tĩnh mạch. Đông y có phương pháp chữa trị giãn tĩnh mạch bằng cách kết hợp châm cứu và uống thuốc sắc”, Lương y Phạm Ngọc Khánh cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật