Đừng coi thường bệnh trầm cảm nữa, người thân của bạn có thể t‌ּự sá‌ּt bất cứ lúc nào

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bệnh trầm cảm là một chứng bệnh tâm lý khá nguy hiểm xảy ra với hầu hết mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, tình trạng sức khỏe hay địa vị xã hội.
Đừng coi thường bệnh trầm cảm nữa, người thân của bạn có thể t‌ּự sá‌ּt bất cứ lúc nào
Ảnh minh họa

bệnh trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi nhưng rất ít bệnh nhân nhận diện được bệnh. Những cảm xúc tiêu cực mà trầm cảm mang lại.

Theo các bác sĩ, nếu bệnh không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh diễn tiến ngày càng trầm trọng, bệnh nhân có thể có hành vi t‌ּự sá‌ּt.

Tye lệ t‌ּự t‌ּử ở giới trẻ Việt có xu hướng gia tăng

Đầu năm 2018, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố kết quả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em - thanh thiếu niên Việt Nam.

Theo đó, có đến 8-29% đối tượng được nghiên cứu (11 đến 24 tuổi) gặp vấn đề sức khỏe tâm thần chung (tùy theo tỉnh thành, giới…), và hiện có khoảng 3 triệu trẻ em, thanh thiếu niên có nhu cầu về những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến ở các em thường ở hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn…) hoặc hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý…). Tỉ lệ trẻ v‌ị thà‌nh niê‌n t‌ּự t‌ּử là 2,3% và có xu hướng gia tăng.

Rất nhiều trường hợp trầm cảm thấy bi quan về cuộc sống, luôn tìm đến cái chết để kết thúc

bệnh nhân L. K. N (ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), 24 tuổi, vẻ mặt u buồn, mệt mỏi, trao đổi với bác sĩ: "Tôi bị mất ngủ, đau đầu và không muốn làm bất cứ việc gì, kể cả xem ti-vi hay nghe nhạc, việc mà trước đây tôi rất thích. Tôi cũng từng nghĩ đến cái chết". Qua thăm khám, khai thác bệnh sử và thực hiện bài test đánh giá, bác sĩ kết luận bệnh nhân N mắc chứng trầm cảm.

Còn bệnh nhân L. P. C (ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng), 46 tuổi, là nông dân tìm đến bác sĩ với các triệu chứng tương tự như bệnh nhân N nhưng suy nghĩ và phản ứng của ông C chậm chạp hơn bình thường. Ông C báo bệnh với bác sĩ: "Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu; đêm không ngủ, ngày ngủ li bì, không muốn đi ra ngoài, chỉ thích ngồi một mình". Ông C cũng được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng trầm cảm nặng, phải điều trị thời gian dài.

Bác sĩ Thiều Quang Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ cho biết: "Đa số bệnh nhân đến khám, điều trị đều không nhận thức mình mắc bệnh trầm cảm mà chủ yếu điều trị các triệu chứng, phổ biến nhất là mất ngủ, đau đầu, suy nhược c‌ơ th‌ể… Một số bệnh nhân được người nhà đưa đến vì nhận thấy người thân có biểu hiện khác thường hoặc do bác sĩ ở các cơ sở y tế khác hướng dẫn đến. Chính vì bệnh nhân không nhận thức mình mắc bệnh nên để tình trạng bệnh kéo dài, ngày càng trầm trọng và có thể dẫn đến hành vi t‌ּự sá‌ּt. Theo nghiên cứu của y học, khoảng 1% bệnh nhân trầm cảm có hành vi hoặc ý nghĩ t‌ּự sá‌ּt trong 12 tháng kể từ khi phát bệnh".

Trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng

Theo các bác sĩ của bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ, có nhiều nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm như: Di truyền, ảnh hưởng các bệnh thực tổn, mất cân bằng tâm lý, nghiện rượu… Theo đó, những người chịu nhiều áp lực, căng thẳng thời gian dài, mất mát người thân, hôn nhân không hạnh phúc, sau bệnh tật (chấn thương sọ não, tai biến…), nghiện rượu thời gian dài đều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi, nhiều nhất từ 20 đến 50 tuổi.

Điều đáng lo ngại là hiện nay, sự quan tâm của xã hội đối với căn bệnh này chưa nhiều, thậm chí một số trường hợp không biết về bệnh này dù đang mắc bệnh. Bác sĩ Võ Cánh Sinh, Phó Giám đốc bệnh viện Tâm thần TP Cần Thơ : "Hiện nay, nhận thức và sự quan tâm của xã hội dành cho bệnh trầm cảm chưa cao. Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân mà còn trực tiếp ảnh hưởng kinh tế gia đình và xã hội do gánh nặng chi phí điều trị và giảm năng lực lao động. Để đánh thức sự quan tâm của xã hội, trước tiên, cần đẩy mạnh nhiều hình thức truyền thông để nâng cao nhận thức, thu hút sự quan tâm đối với bệnh này, từ lãnh đạo các cấp, các ngành và mỗi người, mỗi gia đình".

Theo bác sĩ Hùng, điều trị trầm cảm phải mất nhiều thời gian, khoảng 6-9 tháng, nếu tình trạng nặng hơn như: Có hành vi hoặc ý nghĩ t‌ּự sá‌ּt, bỏ ăn, phải nhập viện điều trị. Do đó, mỗi người cần chú ý, đánh giá tình trạng sức khỏe, tinh thần, nhận ra các dấu hiệu trầm cảm để sớm điều trị. Bên cạnh đó, gia đình khi phát hiện người thân có các biểu hiện bệnh trầm cảm, cần đưa đến bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện tâm thần để được chẩn đoán, điều trị ngay. Đồng thời phải hết sức quan tâm, chăm sóc và ưu phiền, lo lắng với người bệnh.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật