Hành tinh Theia lao thẳng vào Trái đất nên mới có sự sống như hôm nay?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo các nhà khoa học, chính nhờ có hành tinh Theia lao thẳng vào nên Trái đất mới được hình thành và có sự sống như ngày hôm nay.
Hành tinh Theia lao thẳng vào Trái đất nên mới có sự sống như hôm nay?
Trái đất và Mặt trăng được tạo ra nhờ hành tinh Theia lao thẳng vào

Trong bài báo công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution, nhóm khoa học gia đến từ Đại học Bristol (Anh) tuyên bố rằng sự sống trên Trái đất bắt nguồn sớm hơn chúng ta từng nghĩ đến 100 triệu năm, tức 3,9 tỉ năm về trước thay vì 3,8 tỉ năm như một số nghiên cứu trước đó.

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng rằng, các chuỗi phản ứng kỳ diệu để Trái đất phôi thai ra sinh vật đầu tiên bắt nguồn từ một vụ va chạm hành tinh kinh hoàng: "hành tinh giả thuyết" Theia là có thật. Theia với kích thước tương đương sao Hỏa đã lao thẳng vào Trái đất 4,45 tỉ năm về trước.

Sau vụ va chạm, hành tinh Theia vỡ vụn, vật liệu của nó hòa trộn vào Trái đất và thay đổi hành tinh của chúng ta vĩnh viễn. Nhiều mảnh vỡ từ vụ va chạm bắn lên quỹ đạo Trái đất, hình thành một đám mây đá khổng lồ. Đám mây này sau đó lắng xuống và kết tụ thành Mặt trăng. Đó là lý do các kết quả phân tích đá Mặt trăng cho thấy nó những vật liệu tương tự như Trái đất. Theia trong thần thoại Hy Lạp chính là vị titan đã sinh ra nữ thần Mặt trăng Selene.

Có được kết quả trên, các nhà khoa học đã tìm tổ tiên chung cổ xưa nhất của sinh vật Trái đất, nhóm khoa học gia đã sử dụng dữ liệu phân tử từ 29 gene của 102 loài sinh vật sống khác nhau, tinh chỉnh bằng dữ liệu của 9 dạng hóa thạch để truy tìm ra sinh vật đơn bào đầu tiên.

Kết quả cho thấy sinh vật đầu tiên này ra đời khoảng 3,9 tỉ năm về trước sau quá trình phôi thai hàng trăm triệu năm của Trái đất. Hóa thạch lâu đời nhất của sinh vật Trái đất là những vi sinh vật 3,4 triệu năm tuổi vừa được phát hiện tại Tây Úc. Tuy nhiên trước đó đã có những dấu hiệu của carbon niên đại tới 4,1 tỉ năm. Carbon nguyên sơ được biết đến như vật liệu ban đầu để hình thành nên các "khối xây dựng sự sống", như những gì NASA đã tìm thấy dưới đáy hồ cổ 3 tỉ năm tuổi ở Sao Hỏa.

Bà Holly Betts, nghiên cứu sinh về cổ sinh vật học của Đại học Bristol, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ tiếp tục tinh chỉnh các kết quả khi con người tìm thấy thêm được những bằng chứng hóa thạch cổ xưa khác. Họ hy vọng nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn một giai đoạn lịch sử nguyên thủy còn nhiều bí ẩn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật