Trào lưu “nhại” tác phẩm gốc đi về đâu?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là thể loại được tạo ra để mua vui hoặc giễu nhại tác phẩm gốc, parody đang là trào lưu được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Từ đó, nhiều nhóm nghệ sĩ trẻ đang đi lên trong nghệ thuật từ cách làm này.
Trào lưu “nhại” tác phẩm gốc đi về đâu?
“Tấm Cám - Chuyện Huỳnh Lập kể” từng gây “bão” khi ra mắt vì nhái lại bộ phim “Tấm Cám - Chuyện chưa kể” của Ngô Thanh Vân

Sản phẩm parody “gây bão” hơn bản gốc

Đã có mặt trên thế giới từ thế kỷ 20, parody (phim nhái) là thể loại đã có được chỗ đứng nhất định trong làng điện ảnh ở Hollywood. Nhiều tác phẩm parody được ra đời thậm chí còn nổi tiếng hơn bản gốc như: Epic Movie, Superhero Movie (nhại các phim siêu anh hùng Spider-Man, X-Men) ra rạp và mang về doanh thu khả quan. Bộ phim kinh dị nổi tiếng Scary Movie (nhái nhiều bộ phim kinh dị khác nhau như: Scream, Know what you did last summer, The Rings...) cũng từng thu được 278 triệu USD và trở thành một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất của năm 2000 tại Mỹ. Scary Movie sau đó đã phát triển theo nhiều mùa và trở thành dòng phim ăn khách trong nhiều năm.

Dù đã có chỗ đứng nhất định nhưng parody vẫn gây nhiều tranh cãi, đặc biệt đối với giới chuyên môn. Bởi lẽ, dòng phim này sao chép các tình tiết, tạo hình nhân vật, câu thoại và làm lại bằng một góc nhìn hài hước để mang tới những giây phút giải trí thuần túy. Do đó, nhiều ý kiến chỉ trích các bộ phim này có tình tiết gây cười dễ dãi, có phần tục tĩu, cốt chỉ để mua vui cho khán giả chứ không có tính nghệ thuật.

Ở Việt Nam, thể loại này chỉ mới thực sự nổi lên khoảng 3 năm trở lại đây khi internet phát triển, nhưng mới chỉ là những clip ngắn. Ban đầu chỉ là những đoạn clip thực hiện khá cẩu thả, mang tính “câu view”, nhưng ngày càng có nhiều nghệ sĩ trẻ nhập cuộc và biến parody thành một sản phẩm nghiêm túc, được lòng người xem. Thời gian qua, nhiều MV parody gây chú ý và thu hút hàng triệu tới chục triệu lượt xem như: Em gái mưa (Huỳnh Lập - gần 23 triệu lượt xem), Duyên mình lỡ (Huỳnh Lập - hơn 10 triệu lượt xem), Bùa yêu (Quang Trung - hơn 7 triệu lượt xem), Ghen (BB Trần - 11,6 triệu lượt xem), Quan trọng là bản lĩnh (Đỗ Duy Nam -15,3 triệu lượt xem)…

Còn non trẻ ở Việt Nam nên trong mắt nhiều người, parody chỉ là thể loại chế và ăn theo sản phẩm gốc nổi tiếng chứ chưa được xếp vào loại hình nghệ thuật chính thống. về điều này, Huỳnh Lập - chủ nhân của nhiều sản phẩm parody cho rằng, đó là cái nhìn tiêu cực của những người chưa hiểu nhiều về parody. Theo anh, parody là thể loại nghệ thuật đòi hỏi sự tư duy, óc sáng tạo, khó so với những sản phẩm sáng tạo độc lập. Bởi nếu sáng tạo sản phẩm nghệ thuật mang tính độc lập thì làm gì cũng được, miễn sao phù hợp với bối cảnh đã sáng tạo ra. Nhưng parody buộc phải có tạo hình, trang phục giống, bối cảnh giống bản gốc. Người làm phải nắm bắt những yếu tố “đinh” của sản phẩm gốc, để từ đó phát triển ra những tình huống hài hước bằng góc nhìn mới của mình.

Khó kiếm lời

Dễ dàng nhận thấy, nhiều sản phẩm parody hiện nay được các nghệ sĩ trẻ đầu tư khá công phu. Như trường hợp bản parody Tấm Cám - Chuyện Huỳnh Lập kể (nhái bộ phim Tấm Cám - Chuyện chưa kể) có kinh phí lên tới 2 tỷ đồng, tương đương kinh phí của một bộ phim điện ảnh chiếu rạp kinh phí thấp. Nhiều sản phẩm khác của các nghệ sĩ trẻ như: Đỗ Duy Nam, BB Trần, nhóm Mì Gõ… cũng được đầu tư chỉn chu và thu hút lượt xem thậm chí còn cao hơn bản gốc.

Neko Lê - đạo diễn của nhiều MV parody cho BB Trần như Ghen, Bùa yêu,… nhìn nhận thẳng thắn, làm parody không bao giờ có lời. Nếu may mắn có quảng cáo thì chỉ được tài trợ nhiều nhất là 70% và nghệ sĩ phải bỏ ra ít nhất 30%. Thậm chí, có những sản phẩm phải bỏ ra 100% kinh phí. Tuy nhiên, họ lại được lợi là được làm nghề, làm những sản phẩm mình mong muốn và được khán giả đón nhận. Thêm vào đó, tên tuổi của nghệ sĩ cũng sẽ được biết đến nhiều hơn vì trên thị trường hiện nay, không có nhiều người làm parody chuyên nghiệp và khẳng định được mình.

Huỳnh Lập thừa nhận, parody song song phát triển với sản phẩm gốc. “Chúng tôi tăng lượt xem thì sản phẩm gốc cũng vậy. Bởi vì, để hiểu được parody, người xem phải biết sản phẩm gốc thế nào mới có những chiêm nghiệm thú vị”, anh tiết lộ.

Đồng ý với quan điểm này nhưng đạo diễn Neko Lê phủ nhận việc có sự bắt tay giữa ca sĩ và người làm sản phẩm parody để nâng tầm hiệu ứng. Bởi theo anh, không phải sản phẩm nào cũng có thể làm được dạng parody. Một sản phẩm gốc tốt và thú vị, có tình tiết để triển khai tiếp được thì mới có thể làm được parody hấp dẫn. Nếu cảm mến sản phẩm, ê-kíp sẽ liên lạc với nghệ sĩ của bản gốc để xin làm bản parody. Các nghệ sĩ thường khá dễ chịu với việc này vì đó cũng là một cách giúp sản phẩm của họ lan tỏa hơn. Thậm chí, có người còn hỗ trợ trang phục, bối cảnh. Trừ trường hợp những người làm parody phả‌ּn cả‌ּm, thiếu thuần phong mỹ tục không được nghệ sĩ ủng hộ.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng làm parody phả‌ּn cả‌ּm để câu view trên mạng. Đó cũng là một phần lý do khán giả chưa coi parody là một loại hình nghệ thuật. Tuy nhiên, để xử lý việc này lại khá khó khăn vì phải theo luật của Youtube. “Những người dùng có chung mạng lưới với Youtube thì làm parody không cần xin phép bản quyền, trừ khi mang ra để kinh doanh. Chính các nghệ sĩ cũng ít khi lên tiếng về vấn đề này vì họ chỉ đơn thuần coi parody giống như bản cover sản phẩm của mình, giúp sản phẩm gốc của họ được biết đến nhiều hơn”, đạo diễn Neko Lê cho hay.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật