Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thời gian ngủ không quan trọng bằng chất lượng giấc ngủ. Phải ở trạng thái ngủ sâu c‌ơ th‌ể con người mới thực hiện được nhiều chức năng quan trọng nhất.
Không quan trọng bạn ngủ bao lâu, quan trọng phải đạt trạng thái ngủ này
Ảnh minh họa

Một số người cần ngủ 12 tiếng mỗi đêm. Trong khi có những người hài lòng với mức 3 - 4 tiếng mỗi ngày. Nhu cầu này phù thuộc vào bạn là ai, và đôi khi còn ở chất lượng giấc ngủ của bạn thế nào.

Thời gian ngủ không quan trọng bằng bạn đã ngủ như thế nào. Trong khi ngủ, c‌ơ th‌ể bạn sẽ trải qua 2 giai đoạn chính. Chúng được gọi là giấc ngủ nông (NREM) và giấc ngủ sâu (REM)

Đôi mắt của bạn di chuyển nhanh chóng theo mọi hướng khi bạn đang ngủ REM. Đối với giai đoạn ngủ chưa sâu (NREM), đôi mắt của bạn sẽ không di chuyển nhiều.

Giai đoạn ngủ nông (NREM)

- Trong khoảng 5 - 10 phút đầu bạn chìm vào giấc ngủ nhưng rất dễ bị đánh thức dậy.

- Sau đó bạn sẽ chuyển vào trạng thái ngủ nông. Nhiệt độ c‌ơ th‌ể và nhịp tim sẽ giảm xuống và bạn dần dần rơi vào giấc ngủ sâu hơn.

- Lúc này bạn đã ở trạng thái ngủ sâu. Sẽ khó khăn hơn khi bạn đánh thức bạn trong giai đoạn này, và nếu ai đó đánh thức bạn dậy, bạn sẽ cảm thấy mất phương hướng trong vài phút.

Trong giai đoạn sâu của giấc ngủ NREM, c‌ơ th‌ể sửa chữa và lấy lại các mô, xây dựng xương và cơ bắp, và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Giai đoạn ngủ sâu

Thông thường, giấc ngủ REM xảy ra 90 phút sau khi bạn ngủ. Giai đoạn đầu tiên của REM thường kéo dài 10 phút. Mỗi giai đoạn REM sau đó của bạn sẽ lâu hơn và giai đoạn cuối cùng có thể kéo dài tới một giờ. Nhịp tim và hơi thở của bạn tăng nhanh.

Bạn có thể có những giấc mơ mãnh liệt trong giai đoạn giấc ngủ REM, vì bộ não lúc này hoạt động tích cực hơn. Đây là giai đoạn sâu nhất của giấc ngủ.

Giấc ngủ sâu đặc biệt quan trọng vì khi ấy c‌ơ th‌ể bạn mới thực hiện được nhiều chức năng quan trọng nhất. Ví dụ các cơ quan giải độc, thận lọc máu, vết thương lành nhanh hơn trong thời gian này và c‌ơ th‌ể xây dựng mô cơ.

Đối với người lớn trung bình trên 1‌8 tuổ‌i, thông thường họ sẽ ngủ từ 7,5 - 9 giờ mỗi đêm, trong đó bao gồm 1,5 - 1,8 giờ ngủ sâu.

Em bé có thể dành tới 50% giấc ngủ của mình trong giai đoạn REM, so với chỉ khoảng 20% cho người lớn và người già thời gian này càng thấp hơn.

Trong quá trình ngủ của người lớn bình thường, có khoảng 50% thời gian ở trạng thái ngủ NREM, 20- 25% ở trang thái ngủ NREM sâu, 20-25% ở trạng thái ngủ sâu thực sự REM.

Càng già, giai đoạn ngủ nông nhiều lên còn giai đoạn ngủ sâu càng ít đi. Đây cũng là một phần nguyên nhân của việc lão hóa, khi mà thời gian ngủ của bạn ngắn hơn dù nhu cầu giấc ngủ vẫn nhiều như khi còn trẻ.

Giai đoạn ngủ sâu rất quan trọng và càng già khoảng thời gian này càng ngắn đi, vì vậy ảnh hưởng đến sức khỏe và sự lão hóa.

Làm sao tăng cường thời gian ngủ sâu, tăng chất lượng giấc ngủ

Tập thói quen tạo môi trường ngủ tốt, tắt màn hình, ngừng hẳn công việc và dành một khoảng thời gian nhất định để thư giãn trước khi lên giường.

Giữ ấm nhưng không quá ấm. Một số người thích ngủ khô‌ּng mặ‌ּc gì, nhưng phải đảm bảo c‌ơ th‌ể bạn đủ ấm khi đêm xuống. Những bộ đổ ngủ nhẹ là lựa chọn tốt, vì bạn cần giữ ấm khi tuần hoàn máu giảm xuống (dấu hiệu c‌ơ th‌ể bạn đã sẵn sàng để ngủ)

Xem xét môi trường quanh bạn, một chút mùi thơm oải hương thật nhẹ nhàng, gối chất lượng tốt. Không nên cho vật nuôi lên giường, vì bạn sẽ dễ bị đánh thức và dậy vào những thời điểm khác nhau, có thể làm gián đoạn chu kỳ của giấc ngủ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật