Trung Quốc mua những tinh hoa Liên Xô gì từ Ukraine?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc thành cường quốc quân sự thế giới bằng việc tích cực đẩy mạnh hợp tác với Ukraine, để giành được các công nghệ quân sự từ thời Liên Xô.
Trung Quốc mua những tinh hoa Liên Xô gì từ Ukraine?
Ukraine đã giúp Trung Quốc có tàu sân bay Liêu Ninh, tiêm kích hạm J-15, máy bay vận tải siêu nặng và tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41

Trung Quốc tiếp tục mua tài liệu kỹ thuật, linh kiện, thiết bị Ukraine

Theo trang web tin tức EADaily, vào tháng 4 năm 2017, Tập đoàn Điện tử Tổng hợp Phương Bắc của Trung Quốc đã mua các tài liệu thiết kế của modul máy phát điện RIVK từ viện nghiên cứu khoa học quốc gia của Ukraine “RI Orion”.

Chi phí của thỏa thuận là khoảng 400.000 USD.

Tập đoàn Điện tử Tổng hợp Phương Bắc (North General Electronics Group) là chi nhánh của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Phương Bắc của Trung quốc (Norinco).

"RI Orion" được các chuyên gia quân sự biết đến rộng rãi bởi vì thiết bị vi sóng của nó đã được sử dụng trong nhiều thiết bị quân sự của Liên Xô, ví dụ như hệ thống tên lửa phòng không S-300, hệ thống phòng không tầm ngắn và tầm trung Pantsir-S.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991 và Ukraine tuyên bố độc lập, "RI Orion" đã tham gia vào việc phát triển các tàu hộ tống cho Hải quân và hệ thống tên lửa "Sapsan".

EADaily cũng đã tìm thấy thông qua Importgenius rằng “RI Orion ”đã bán một sản phẩm phát triển khác cho Trung Quốc.

Vào tháng 1 năm 2018, công ty của Ukraine đã bán các tài liệu thiết kế modul vi sóng mang mã hiệu 468 521.005 cho viện Công nghệ quang điện Huandon, để Trung Quốc sử dụng trong các dự án trong lĩnh vực công nghệ radar và tên lửa, đẩy nhanh tốc độ các chương trình này.

Theo dữ liệu được EADaily tìm thấy thông qua Importgenius, cũng vào tháng 1 và tháng 3 năm 2018, Tập đoàn Ukrspetsexport của Ukraine đã bán cho Norinco của Trung Quốc các danh mục hàng hóa như sau: 3.000 đi-ốt quang điện bằng silic FD-141K và 150 đi-ốt tách sóng quang silic UFUR-01. Chi phí của thỏa thuận là khoảng 860.000 USD.

Cả hai sản phẩm này đều được sử dụng trong các hệ thống điều khiển của các loại đạn dược dẫn đường.

Norinco tham gia vào việc sản xuất và bán một loạt các tên lửa dẫn đường sử dụng trong các thiết bị khác nhau. Một số hệ thống này là bản sao của tên lửa dẫn đường chống tăng TOW do Mỹ chế tạo và tên lửa dẫn đường chống tăng của Milan do Pháp-Đức phát triển.

Ukraine giúp chiến hạm Trung Quốc sở hữu động cơ tuabin khí công suất lớn

Norinco là một đối thủ cạnh tranh trên thực tế của Ukrspetsexport trong thị trường vũ khí quốc tế, khi doanh nghiệp Ukraine cũng bán tên lửa và đạn dược dẫn đường.

Tuy nhiên, điều này không ngăn cản giới lãnh đạo Ukraine bán các công nghệ quân sự của mình cho Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang suy sụp một cách thảm hại.

Thậm chí trên trên các trang mạng Ukraine còn có cả các tin quảng cáo bán tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-18 Satan hay máy bay ném bom chiến lược siêu âm ném bom hạt nhân Tu-160 Blackjack hoặc tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-55 Raduga, có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Tình trạng nghèo khổ của các chuyên gia khoa học- kỹ thuật ở nước Ukraine độc lập, nạn tham nhũng khổng lồ của các cơ quan an ninh nước này đã giúp Trung Quốc giải quyết các nút thắt về công nghệ quân sự giá tương đối rẻ, rút ngắn vài chục năm nghiên cứu phát triển.

Trung Quốc tiếp nhận loạt công nghệ Liên Xô từ Ukraine

Ngay từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi Liên bang Xô viết tan rã, Ukraine được thừa hưởng hàng loạt phòng thí nghiệm, viện thiết kế và cơ sở sản xuất vũ khí hiện đại. Cùng với đó là hàng loạt loại tài liệu kỹ thuật liên quan đến các loại vũ khí hiện đại nhất.

Ngay từ thời điểm đó, Trung Quốc bắt đầu dùng tiền để sắm vũ khí và mua lại tài liệu kỹ thuật của các vũ khí công nghệ Liên Xô, kể các công nghệ nhạ‌y cả‌m như công nghệ vũ trụ, động cơ máy bay, vũ khí tên lửa, radar và động cơ cho các chiến hạm hạng nặng và cả tàu dân sự.

Kiev đã lén lút trợ giúp kỹ thuật cho Bắc Kinh vượt qua các hạn chế của Moscow về xuất khẩu các công nghệ quân sự, hoặc chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc ở mức giá thấp hơn nhiều. Điều này càng gia tăng sau khi Ukraine cắt đứt quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Có thể kể đến hàng loạt thương vụ như sau:

Nhà máy đóng tàu Crimea của Ukraine bán tàu sân bay Varyag đã bị bỏ phế từ thập niên 90 của thế kỷ trước cho Bắc Kinh, “cố vấn” đắc lực cho nước này cải tạo thành tàu sân bay Liêu Ninh từ đống sắt vụn; hỗ trợ Trung Quốc chế tạo tiêm kích hạm J-15 trên cơ sở bán 1 nguyên mẫu của Su-33 là T-10K-3, đồng thời giúp Bắc Kinh chế tạo thành công cáp hãm đà cho tiêm kích hạm J-15.

viện thiết kế chế tạo máy A.A. Morozv Ukraine là nhà sản xuất động cơ di‌ezel 6TD-2E trên xe tăng xuất khẩu MBT-2000 của Trung Quốc

Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Feodosia” ở Crimea chính là nhà sản xuất 2 chiếc tàu đổ bộ đệm khí “Bò Rừng” Bizon (Project 958), phiên bản Ukraine của tàu đổ bộ đệm khí Zubr (Pjoject 1232.2, NATO gọi là "Pomornik") của Liên Xô, sau đó bán tài liệu kỹ thuật cho Trung Quốc tự chế tạo 2 chiếc khác.

Kiev cũng giúp đỡ Bắc Kinh rất nhiều trong lĩnh vực động cơ máy bay chiến đấu và máy bay vận tải hạng nặng.

Ukraine đã giúp đỡ Trung Quốc trong công nghệ chế tạo các động cơ máy bay phản lực siêu âm quốc nội WS-10 “Thái Hàng”, WS-13 “Thái Sơn” và WS-15 “Nga Mi” cho các chiến đấu cơ thế hệ 4, 5 của nước này, dần thoát cản phải phục thuộc vào Nga.

Vào tháng 5 năm 2017, Phó Thủ tướng Ukraine Stepan Kubiv đã nói về kế hoạch xây dựng tại Trùng Khánh (Trung Quốc) nhà máy sản xuất động cơ máy bay công nghệ Ukraine.

Thậm chí là có thông tin cho rằng, Trung Quốc đã sở hữu quá nửa số cổ phần của nhà máy sản xuất động cơ máy bay trực thăng Motor Sich của Ukraine.

Năm 2016, công ty hàng không Trung Quốc đã mua máy bay vận tải lớn nhất thế giới An-225 Mriya (trong tiếng Ukraine có nghĩa là là “Giấc mơ”), sau khi ký thỏa thuận với Công ty chế tạo hàng không Antonov của Ukraine.

Sở hữu giấy phép sản xuất An-225, Trung Quốc có thể sắm được động cơ D-18T cho các máy bay của mình

Cùng với đó, việc sở hữu giấy phép sản xuất An-225 cũng giúp cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ chế tạo động cơ máy bay siêu nặng D-18T, hỗ trợ đắc lực cho Quân đội nước này trong việc hoàn thiện, nâng cấp động cơ cho máy bay vận tải Y-20, máy bay ném bom H-6…

Trong lĩnh vực chế tạo tăng-tiết giáp, viện thiết kế chế tạo máy A.A. Morozv Ukraine là nhà sản xuất động cơ di‌ezel 6TD-2E trên xe tăng xuất khẩu MBT-2000 của Trung Quốc, giúp nước này có thể chế tạo được những loại động cơ xe tăng không kém gì của Nga và Ukraine.

Ngoài ra, Ukraine cũng giúp đỡ Trung Quốc chế tạo các các động cơ tuabin khí giành cho các chiến hạm mặt nước hạng nặng, giúp nước này không phải mua động cơ phương Tây mà vẫn đóng được các khu trục hạng hàng vạn tấn.

Vấn đề lớn nhất là Trung Quốc đã có thể hoàn thiện những loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới nhất, có tầm bắn xa hơn, mang được nhiều đầu đạn con hơn như Đông Phong 31A (DF-31A), DF-41 hay các tên lửa hành trình phóng từ máy bay ném bom H-6, tàu khu trục là CJ-10/DH-10, do sự giúp đỡ về công nghệ của xí nghiệp quốc phòng Yuzhmash và phòng thiết kế tên lửa Yuzhnoe của Ukraine.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật