Những mối nguy tiềm ẩn ‘dân ghiền trà sữa’ cần phải biết

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là thức uống rất quen thuộc và phổ biến nhưng trà sữa có nhiều tác hại mà không phải ai cũng biết.
Những mối nguy tiềm ẩn ‘dân ghiền trà sữa’ cần phải biết
Ảnh minh họa

Nhiều vụ ngộ độc do trà sữa

Thời gian gần đây, báo chí liên tục đưa tin các ca bệnh nguy kịch mà nguyên nhân từ ngộ độc trà sữa.

Gần đây nhất, ngày 7-8, Khoa Nhi B, BV bệnh nhiệt đới (TP.HCM), cho biết BV vừa tiếp nhận hai chị em ruột bị ngộ độc thực phẩm, nghi do trà sữa. Hai bé nhập viện cấp cứu với những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, mất nước...

Theo người nhà các bệnh nhi, sau bữa cơm trưa, bé T đi mua trà sữa ở gần nhà để uống. Sau khi đã uống khá nhiều, bé T cho chị gái là N uống cùng. Khoảng một giờ sau, bé T bắt đầu xuất hiện những triệu chứng buồn nôn, nôn ói nhiều lần, c‌ơ th‌ể lừ đừ mệt mỏi. Khoảng một lúc sau, bé N cũng có những dấu hiệu tương tự.

Ngay sau đó, cả hai bệnh nhi được chuyển đến BV cấp cứu, súc rửa dạ dày, truyền nước và tiếp tục điều trị tại khoa Nhi B, BV bệnh nhiệt đới. Nhờ được kịp thời can thiệp, sức khỏe của các bệnh nhi đã ổn định và đã được xuất viện.

Học sinh ngộ độc trà sữa ở Quảng Ngãi đang được cấp cứu tại BV Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh Internet.

Sự việc tiếp theo xảy ra vào sáng 21-5, bệnh viện (BV) Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận và điều trị cho gần 50 học sinh lớp 3B trường tiểu học Trần Phú, TP Quảng Ngãi bị ngộ độc tập thể, nghi do uống trà sữa. Các em đều nhập viện với triệu chứng chung là mệt, nôn ói, đau bụng, sốt… Trong đó 19 em ngộ độc nặng phải nằm viện điều trị.

Theo cô giáo chủ nhiệm, khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, trong buổi liên hoan cuối năm, 50 học sinh được cô phát mỗi em một ly trà sữa. Trà này được hội phụ huynh đặt mua ở cơ sở Uyên Chip Chip, nằm trên đường Ngô Quyền (TP Quảng Ngãi).

Ngày 22-5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi đã ra quyết định tạm đình chỉ cơ sở bán trà sữa Uyên Chip Chip.

Vào ngày 17-3 tại trường tiểu học Phạm Văn Hai (ấp 1, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã xảy ra vụ ngộ độc trà sữa làm 29 em học sinh bị ngộ độc.

Trước đó, khoảng 9 giờ sáng cùng ngày, nhà trường phát ra 193 chai trà sữa được cung cấp bởi cơ sở sản xuất Liên Hoa (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) cho các em học sinh. 45 phút sau khi uống, một số em có triệu chứng ói, đau bụng, nhức đầu.

Nhà trường đã nhanh chóng liên hệ Trạm Y tế đến sơ cấp cứu và chuyển 29 học sinh đến bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố điều trị. Đến ngày 18-3, toàn bộ học sinh đã xuất viện.

Trong trà sữa có gì?

Theo Zing, TS.BS Trương Hồng Sơn, viện trưởng viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết thành phần cơ bản của trà sữa thường gồm các thành phần chính là trà, sữa, trân châu và đường.

Rất nhiều trà sữa được bày bán hiện nay không được kiểm tra về nguồn gốc nguyên liệu. Ảnh: HL

Các nguyên liệu trên nếu có nguồn gốc rõ ràng thì không nói làm gì, nhưng nếu chúng có chứa hó‌a chấ‌t độc hại thì rõ ràng là ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người tiêu dùng. Chẳng hạn trà kém chất lượng, hương liệu từ các hó‌a chấ‌t độc hại, các loại kem béo chứa rất nhiều dầu thực vật được hydro hóa, có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe như làm tắc mạch máu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

Ngoài ra, thành phần chính của ly trà sữa là trân châu chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn có chứa rất nhiều năng lượng. Kèm với nó còn có đường, các loại đồ đi kèm (topping) như phudding trứng, kem phô mai, thạch, siro trái cây...Tuy nhiên, về cơ bản, trân châu thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, và gần như không có giá trị dinh dưỡng nào.

Trà sữa có chất Caffeine (một chất kíc‌h thí‌ch tự nhiên thường có trong cây trà, cà phê và ca cao). Chất này kíc‌h thí‌ch não và hệ thần kinh trung ương giúp tỉnh táo, ngăn ngừa mệt mỏi. Một số người có cơ địa mẩn cảm với chất này, nếu sử dụng sẽ gây mất ngủ, chóng mặt, nôn ói.

Theo các nhà hoạt động thuộc Liên minh Phòng chống béo phì châu Á Thái bình dương (APIOPA), trà sữa có rất nhiều đường. Trong khi bất cứ thực phẩm nào chứa nhiều đường sữa được tiêu thụ đều đặn hàng ngày cũng đều không tốt cho sức khỏe.

Dấu hiệu ngộ độc trà sữa

Tương tự như ngộ độc các loại thực phẩm khác, ngộ độc trà sữa rất dễ nhận thấy. Triệu chứng đầu tiên thường là nôn ói, tiêu chảy, tiếp đó là đầy hơi, trướng bụng...

Ngoài ra, người bị ngộ độc thực phẩm còn thường bị chóng mặt, đau đầu. Sau khi nôn ói ra được, họ vẫn tiếp tục nôn khan... Nếu các biểu hiện này diễn ra nhiều lần sẽ dẫn tới hiện tượng mất nước và chất điện giải, có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Do đó, nếu nghi ngờ ai đó bị ngộ độc thực phẩm, cần thiết phải đưa họ tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật