Dân vùng lũ Chương Mỹ khốn khổ sống giữa biển nước mênh mông

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều ngôi làng ở Chương Mỹ (Hà Nội) bị nước lũ nhấn chìm hàng chục ngày nay, người dân vô cùng khổ cực và trông mong từng ngày nước rút.
Dân vùng lũ Chương Mỹ khốn khổ sống giữa biển nước mênh mông
Cảnh ngập nước xảy ra ở Chương Mỹ hàng chục ngày nay, người dân phải bơi thuyền để đi lại sinh hoạt trong làng.

Nằm trong vùng rốn lũ của Hà Nội, những năm gần đây hầu như năm nào huyện Chương Mỹ cũng phải gồng mình gánh chịu những cơn lũ lớn gây thiệt hại nặng nề về tài sản, cơ sở vật chất, hạ tầng.

Đê sông Bùi bị đe dọa do nước ngày một dâng cao.

Hàng nghìn gia đình chịu cảnh ngập lụt, chìm sâu trong nước lũ; hàng nghìn héc-ta hoa màu, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, gia súc gia cầm... bị cơn lũ dữ hủy hoại.

Các khu vực ngập sâu nhất của huyện Chương Mỹ đó là các xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ hiện đang bị cô lập nhiều ngày nay với mức ngập sâu có nơi đường bị ngập đến gần 2m.

Để tiếp cận vào khu vực bị cô lập này, chúng tôi đã di chuyển dọc quốc lộ 6 giữa biển nước mênh mông nhấn chìm những cánh đồng lúa lớn. Những ao nuôi cá hai mép quốc lộ 6 bạc trắng một màu. Để tiến càng sâu vào bên trong, chúng tôi vừa phải dùng cano vừa phải kết hợp đi nhờ xe công nông chở hàng cứu trợ và thậm chí là nhờ thuyền thúng hay bè tự chế của người dân mới tiếp cận được.

Đi đến đâu chúng tôi cũng bắt gặp sự mệt mỏi, khổ cực hằn lên trên gương mặt những người nông dân khi đã phải trải qua hàng chục ngày chống chọi với ngập lụt.

Ông Bá người xã Tân Tiến, một trong số nhiều gia đình bị ảnh hưởng của trận lũ những ngày qua : “Trận lũ này kéo dài hàng chục ngày qua nhưng vẫn chưa rút, hiện tại không có đồ dùng, không có lương thực, nước uống hay thuốc men. Chúng tôi chỉ sống nhờ vào cứu trợ của Nhà nước và các hội từ thiện. Những ngày qua chúng tôi được trợ cấp nước sạch, mỳ tôm và ít nến thắp sáng do bị cắt điện nhiều ngày qua. Nước ngập sâu và kéo dài khiến chúng tôi không có chỗ ngủ, quần áo đều ướt hết, nhà vệ sinh không có mà đi khiến cho cuộc sống rất cùng cực”.

Những chuyến hàng cứu trợ liên tục được chuyển về những ngôi làng bị cô lập do lũ.

Theo người dân nơi đây thì những năm qua, năm nào cũng có lũ, không lũ lớn thì lũ bé gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Riêng năm nay tại khu vực thuộc các xã như: Thanh Bình, Tốt Động, Trung Hòa, Hoàng Văn Thụ, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Tân Tiến đã bị ngập rất sâu và kéo dài hàng chục ngày khiến đời sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

“Khu vực tôi ở nước ngập đến cổ, có nơi nóc nhà đã bị nhấn chìm dưới mực nước lũ. Mấy ngày qua mất điện, thóc gạo bị nước ngập hết, rau không có mà ăn chỉ có thể ăn mì gói trợ cấp sống qua ngày vì chẳng thể nấu nướng được. Với tình trạng vẫn còn mưa như thế này thì chẳng biết bao giờ nước lũ mới rút, cầu trời cầu phật cho nước lũ rút đi hết để chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường chứ cứ như thế này thì chúng tôi sống không nổi nữa rồi!”, chị Lựu (ở Tốt Động, Chương Mỹ) chia sẻ

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã có báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do đợt mưa lũ trên địa huyện Chương Mỹ. Theo đó, có hơn 12km đê, hồ, đập bị sạt lở; 35 cầu, cống bị hư hỏng.
Trên địa bàn huyện Chương Mỹ cũng có 3.629 hộ dân bị ngập nước, trong đó có 858 hộ bị ngập lối đi, 2.771 nhà bị ngập sâu trong nước từ 0,5-2m; 5.167 người phải đi sơ tán. Ngoài ra, còn có hàng chục công trình đình chùa, trường học bị ngập, hư hỏng.
Trước tình hình trên, chiều 31/7, Huyện ủy Chương Mỹ đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan đề nghị tập trung ứng phó với mưa lớn trên địa bàn.
Văn bản nêu rõ, hiện nay nước ở thượng lưu các sông tiếp tục dồn về, mực nước ở các sông dâng cao tới mức nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến các tuyến đê trên địa bàn huyện.
Để khẩn trương ứng phó với những diễn biến bất thường của tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, Ban Thường vụ huyện Chương Mỹ yêu cầu các đơn vị liên quan dừng ngay các hội nghị, hội họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, ngập úng đang diễn ra trên địa bàn.
Ban Thường vụ huyện Chương Mỹ yêu cầu các đơn vị liên quan tiếp tục triển khai các biện pháp, phương án phòng, chống mưa lũ, ngập ùng hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
UBND huyện, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện, cùng các đơn vị liên qua tiếp tục theo dõi tình hình mưa, lũ, ngập úng trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra các tuyến đê, hồ chứa, công trình thủy lợi trên địa bàn, kịp thời nắm bắt và có biện pháp khắc phục ngay các điểm đê xung yếu có nguy cơ tràn, vỡ, lở.
Đặc biệt, Huyện ủy Mỹ Đức yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các phương án sơ tán các hộ dân ra khỏi vùng ngập úng khi có chủ trương. Phương án sơ tán dân phải cụ thể, rõ ràng và phải đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho nhân dân khi sơ tán đến địa điểm mới, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9041
  1. Hà Nội: Gấp rút tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi sau mưa lũ
  2. Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người dân vùng ngập
  3. Ấm lòng người dân vùng lũ huyện Quốc Oai
  4. Hà Nội: Khám sức khỏe cho người dân vùng ngập lụt tại Chương Mỹ
  5. Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy cấp ở vùng lũ
  6. Ngập lụt ở Chương Mỹ: Hơn 6.000 người dân vẫn phải sơ tán
  7. Hà Nội vẫn còn hơn 3.500 ha ngập trong nước
  8. Huy động tổng lực giúp dân vùng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ
  9. Dân ‘rốn ngập’ thứ 2 của Hà Nội bị cô lập suốt 15 ngày qua
  10. Người dân Thủ đô gồng mình chống lụt
  11. Quân, dân Chương Mỹ căng mình giữ đê sông Bù
  12. Ngập lâu ngày, ‘rốn lũ’ Chương Mỹ phát sinh những sự cố khó lường
  13. Thủy điện bậc thang: Nhiều nguy cơ gây thảm họa
  14. Gần 3.000 ngôi nhà chìm trong biển nước, 5.000 người phải sơ tán
  15. Ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội: Nước đã có dấu hiệu rút
  16. Thủ đô thành sông: Dân thả lưới sân nhà bắt cá
  17. Huy động 145 máy bơm tiêu cho vùng ngập tại Hà Nội
  18. Hà Nội tăng cường kiểm tra đê, kè để kịp thời xử lý khi có sự cố
  19. Chương Mỹ xuất hiện ‘hố tử thần’ do ngập nước lâu ngày
  20. Phó thủ tướng thị sát hiện trường vụ sập nhà ở Hoà Bình
  21. Cuộc sống người dân vùng lũ Hà Nội dưới ánh nến mờ
  22. Hà Nội: Sẵn sàng xả nước để bảo vệ đê sông Bùi
Video và Bài nổi bật