Nước sông Bùi lê‌n đỉn‌h điểm, quân dân Thủ đô căng mình giữ đê

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ngày qua, do mưa lớn và lũ rừng từ Hòa Bình liên tục đổ về đoạn sông Bùi (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) khiến nước sông dâng cao. Chiều 30/7, mực nước sông Bùi đã lên cao 7,5m, huyện Chương Mỹ đã huy động các lực lượng tại địa phương để chống tràn đê với chiều dài hơn 1,5km.
Nước sông Bùi lê‌n đỉn‌h điểm, quân dân Thủ đô căng mình giữ đê
Bộ đội Trung đoàn 692, Sư đoàn 301, BTL Thủ đô Hà Nội giúp dân gia cố tuyến đê tả sông Bùi.

Mặc dù tính đến 11h hôm qua (31/7), mực nước sông Bùi đã hạ xuống còn 7,38m, cơ bản đã đảm bảo an toàn, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn vẫn tiếp tục triển khai lực lượng ứng trực 24/24 giờ tại các vị trí xung yếu, ứng phó với tình huống xấu nhất.

Quân dân Thủ đô căng mình trong mưa gió giữ đê

Từ ngày 21/7 đến nay, mưa lớn liên tục diễn ra khiến nhiều địa phương thuộc 2 huyện Chương Mỹ, Quốc Oai ngập lụt, một số tuyến đường giao thông nông thôn bị chia cắt. Lũ dâng cao gây tràn một số tuyến đê sông Tích, sông Bùi chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ, Quốc Oai. Tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, nhiều nhà dân bị ngập sâu từ 0,5 đến 2m nước phải sơ tán.

Ngay trong đêm 21/7, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Chương Mỹ đã khẩn trương huy động các đơn vị quân đội và cử lực lượng tới những tuyến đê xung yếu, cùng lực lượng dân quân tại chỗ ngăn nước tràn qua thân đê; đồng thời giúp nhân dân di chuyển người, tài sản đến nơi an toàn. Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã huy động hơn 600 cán bộ, chiến sĩ, cùng các phương tiện ô tô, xuồng máy, phối hợp cùng lực lượng công an, giúp nhân dân chống lũ, khắc phục hậu quả thiên tai.

Đê Hữu sông Bùi cao trình 6,5m đã bị tràn 1 tuần nay. Đê tả Bùi cao trình 7,5m. Do lũ rừng từ Hòa Bình đổ về và mưa lớn liên tục diễn ra khiến mực nước sông Bùi trong ngày 29/7 đã dâng cao ở mức 7,3m nên một số tuyến đê tả Bùi có nguy cơ bị tràn nước. Nước thượng nguồn đổ về quá nhanh khiến hơn 4km đê tả sông Bùi đều mấp mé, nhiều đoạn nguy cơ vỡ đê, đe dọa đê tả sông Bùi, thu‌ộc đị‌a phận xã Thanh Bình (huyện Chương Mỹ) nguy cơ ảnh hưởng đến 14.000 hộ dân.

Nếu đê tả sông Bùi tràn, cao hơn là vỡ đê, nước lũ sẽ không chỉ làm ngập xã Thanh Bình mà nhân dân các xã, thị trấn lân cận như: Trung Hòa, Đồng Sơn, Xuân Mai, Phú Nghĩa, Trúc Sơn và quốc lộ 6… cũng không tránh khỏi cảnh ngập lụt. Hiện nay, do ảnh hưởng của mưa lũ, toàn huyện có 2.771 hộ dân bị ngập sâu từ 0.5-2m, 858 hộ bị ngập lối đi, trên 5.100 người phải đi sơ tán.

Đến chiều 30/7 nước đã vượt báo động, mực nước sông Bùi đã lên cao 7,5m. Mực nước sông Bùi lên cao khiến cho tuyến đê tả Bùi đoạn qua các xã: Thanh Bình, Tốt Động, Hoàng Văn Thụ, Trung Hòa, Mỹ Lương bị tràn nước, nguy cơ gây ngập nặng.

Trước diễn biến đó, ngày 30/7, Bộ Tư lệnh (BTL) Thủ đô Hà Nội đã huy động hơn 600 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị: Trường Sĩ quan Đặc công, Nhà máy A31 (Quân chủng Phòng không-Không quân), Lữ đoàn 201 (Binh chủng Tăng-Thiết giáp), Trường Trung cấp Cảnh sát vũ trang và Sư đoàn Bộ binh 301, lực lượng dân quân tự vệ, phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương tham gia chống tràn.

Để bảo vệ đê tả Bùi, không để nước ngập quốc lộ 6, cũng như ngập khu vực Hà Đông và nội đô, tính đến đêm 30/7, lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ đã vận chuyển hàng nghìn mét khối đất, với hơn 10.000 bao tải, ngăn nước tràn tại toàn tuyến đê tả Bùi và các điểm xung yếu.

Nhờ làm tốt phương châm “4 tại chỗ”, với tinh thần “vì nhân dân quên mình”, các đơn vị đã phối hợp đắp được tuyến đê bao bằng bao tải cát cao 0,8m, những đoạn đê xung yếu, các hàng bao đất cát được lấp dày gấp đôi với tổng chiều dài 3.500m, tại các xã: Thanh Bình (1.300m), Tốt Động (300m), Hoàng Văn Thụ (1.200m), Trung Hòa (100m), Mỹ Lương (600m), cơ bản khắc phục được các đoạn đê bị tràn.

Ước tính sơ bộ, để bảo vệ an toàn tuyến đê, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị và nhân dân địa phương đã vận chuyển 8.000 mét khối đất cát gia cố tuyến đê sông Bùi thuộc xã Thanh Bình.

Theo lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ, tính đến 11h hôm qua (31/7), mực nước sông Bùi đã hạ xuống còn 7,38m, cơ bản đã đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, dự báo, ngập úng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng, thấp thuộc huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình); đặc biệt tại xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến (huyện Chương Mỹ). Tình trạng ngập úng còn tiếp tục kéo dài trong nhiều ngày tới.

Gia cố đê sông Bùi chống lũ cả 100 năm tới

Trước tình hình mưa lũ gây ảnh hưởng đến tuyến đê tả, hữu sông Bùi, chiều 30/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã kiểm tra công tác phòng chống ngập lụt tại đê tả sông Bùi, đoạn qua xã Thanh Bình. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, diễn biến mưa lũ phức tạp, nhưng với tinh thần chủ động của các lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang (LLVT) TP, tuyến đê sông Bùi đã cơ bản bảo đảm an toàn.

Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ông Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo chính quyền, LLVT địa phương thông báo đến từng hộ dân bị ảnh hưởng, chủ động các phương án phòng, chống nếu tình hình mưa lũ diễn biến xấu, như tiếp tục gia cố đê, chủ động chuyển tài sản lên cao, lên tầng 2 của nhà, chuẩn bị các phương án di dời dân nếu tuyến đê không bảo đảm an toàn.

Để phòng ngừa trường hợp xấu nhất là có mưa to và lũ lớn phải khẩn trương di dời 14.000 hộ dân, tuyệt đối không để xảy ra trường hợp tai nạn đáng tiếc nào. Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP Hà nội yêu cầu huyện Chương Mỹ có phương án cấp hơn 5.000 bình nước sạch và mỳ tôm cho người dân.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đặc biệt yêu cầu các đơn vị liên quan phải duy trì hệ thống điều hành bằng bộ đàm từ Chủ tịch UBND TP tới các lực lượng tại hiện trường 24/24h để kịp thời xử lý các tình huống, bảo đảm an toàn cho tuyến đê. Sau lũ, ông Chung yêu cầu huyện khẩn trương tiến hành vệ sinh môi trường, nhất là khu vực trường học để ổn định cuộc sống của người dân. Nước rút đến đâu sẽ thau rửa vệ sinh đến đó, không để dịch bệnh phát sinh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, hôm nay (1/8) nước sông Bùi sẽ lê‌n đỉn‌h điểm. Hôm qua (31/7), các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn tiếp tục triển khai lực lượng ứng trực 24/24h tại các vị trí xung yếu.

Để đảm bảo đời sống người dân lâu dài, ngay sau đợt lũ này, TP sẽ đề xuất với Bộ NN&PTNT cho kè tuyến đê tả sông Bùi bằng bê tông dự ứng lực như cách các nước Hà Lan, Bỉ đã làm, với chiều sâu 10m và cao trình trên 8m phục vụ chống lũ trong hàng chục năm, thậm chí 100 năm tới. Ngoài ra, sau đợt lũ này, TP sẽ tập trung nạo hút lòng sông để khơi thông dòng chảy.

Đến ngày 30/7, huyện Chương Mỹ đã tiếp nhận số tiền các nơi ủng hộ trên 680 triệu đồng. Huyện đã thực hiện hỗ trợ cho các xã bị ngập úng những mặt hàng thiết yếu như: 12.950kg gạo, hơn 5.700 thùng mỳ tôm, 3.521 bình nước, 1.231 thùng nước lọc Lavie, gần 10.000 cây nến, 110 chiếc đèn pin… Trong sáng 31/7, huyện đã tiếp nhận hơn 2.000 chai nước khoáng Dasani loại 1.5 lít, trị giá 150 triệu đồng do BTL Thủ đô Hà Nội hỗ trợ nhân dân các xã bị ngập.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9041
  1. Hà Nội: Gấp rút tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi sau mưa lũ
  2. Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người dân vùng ngập
  3. Ấm lòng người dân vùng lũ huyện Quốc Oai
  4. Hà Nội: Khám sức khỏe cho người dân vùng ngập lụt tại Chương Mỹ
  5. Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy cấp ở vùng lũ
  6. Ngập lụt ở Chương Mỹ: Hơn 6.000 người dân vẫn phải sơ tán
  7. Hà Nội vẫn còn hơn 3.500 ha ngập trong nước
  8. Huy động tổng lực giúp dân vùng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ
  9. Dân ‘rốn ngập’ thứ 2 của Hà Nội bị cô lập suốt 15 ngày qua
  10. Người dân Thủ đô gồng mình chống lụt
  11. Quân, dân Chương Mỹ căng mình giữ đê sông Bù
  12. Ngập lâu ngày, ‘rốn lũ’ Chương Mỹ phát sinh những sự cố khó lường
  13. Thủy điện bậc thang: Nhiều nguy cơ gây thảm họa
  14. Gần 3.000 ngôi nhà chìm trong biển nước, 5.000 người phải sơ tán
  15. Ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội: Nước đã có dấu hiệu rút
  16. Thủ đô thành sông: Dân thả lưới sân nhà bắt cá
  17. Huy động 145 máy bơm tiêu cho vùng ngập tại Hà Nội
  18. Hà Nội tăng cường kiểm tra đê, kè để kịp thời xử lý khi có sự cố
  19. Chương Mỹ xuất hiện ‘hố tử thần’ do ngập nước lâu ngày
  20. Phó thủ tướng thị sát hiện trường vụ sập nhà ở Hoà Bình
  21. Cuộc sống người dân vùng lũ Hà Nội dưới ánh nến mờ
  22. Hà Nội: Sẵn sàng xả nước để bảo vệ đê sông Bùi
Video và Bài nổi bật