Trung Quốc mua cả thế giới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thế giới nên duy trì mở cửa thương mại. Việc Trung Quốc tăng cường và mở rộng vốn sẽ có lợi cho đối tác nước này, và cho thế giới nói chung.
Trung Quốc mua cả thế giới
Ảnh minh họa
Trên lý thuyết, việc mua lại một doanh nghiệp trong nền kinh tế tư bản không có gì quan trọng. Trên thực tế, điều này thường gây nhiều tranh cãi. Từ làn sóng của các công ty Nhật Bản mua hàng Mỹ trong những năm 1980 và sở hữu Mannesmans - thuộc Vodafone của Đức vào năm 2000 cho đến những hành động gần đây của những công ty tư nhân, hành động mua lại này thường dấy lên sự lo lắng của các quốc gia.

Những mối lo ngại như vậy có thể gia tăng trong vài năm tới, với những công ty nhà nước của Trung Quốc đang chi tiêu rất bạo tay. Những người mua của Trung Quốc - thường không minh bạch, nhiều khi bị điều khiển bởi chính trị hay lợi nhuận - chiếm khoảng 1/10 các giao dịch nước ngoài tính theo giá trị trong năm nay. Họ tham gia đấu thầu tất cả mọi thứ từ khí gas Mỹ, lưới điện của Brazil cho đến một công ty xe hơi của Thụy Điển, Volvo.

Rất dễ hiểu khi làn sóng phản đối xu hướng này đang tăng lên. Các quan điểm cho phép tư bản để cộn‌g sả‌n mua các công ty của họ bị một số khác phản đối, bởi điều này đang đẩy chủ nghĩa tự do kinh tế vượt quá giới hạn. Nhưng đó là những gì họ nên làm, sự mở rộng nguồn vốn Trung Quốc sẽ có lợi cho những người được hưởng, và cho cả thế giới  nói chung.

Tại sao Trung Quốc khác biệt?

Cách đây không lâu, các công ty chịu sự kiểm soát của chính phủ được coi là những mô hình bán phần, được ra để thực hiện cổ phần hóa hoàn toàn. Nhưng sự kết hợp các nhân tố - các khoản tiết kiệm khổng lồ tại các nước mới nổi, sự giàu có về dầu mỏ và việc mất đi niềm tin vào mô hình thị trường tự do - đã dẫn đến sự hồi sinh của chủ nghĩa tư bản nhà nước. Khoảng 1/5 giá trị chứng khoán toàn cầu nằm trong tay những công ty như vậy, gấp đôi so với mức cách đây 10 năm.

Các nước phát triển đã chấp nhận sự nổi lên của những nền kinh tế trọng thương trước đây như suy nghĩ của những nhà lãnh đạo phát triển của Hàn Quốc hay các công ty chịu sự quản lý của chính phủ Singapore, được phép hoạt động ở nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc là một trường hợp khác. Đất nước này giờ đây là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, và tiến tới vượt qua Mỹ. Các công ty của Trung Quốc là những gã khổng lồ trước đây chỉ hoạt động trong nước, nhưng giờ đang bắt đầu đem nguồn tài nguyên lớn của họ ra nước ngoài.

Các công ty Trung Quốc chỉ chiếm 6% trong lượng vốn đầu tư toàn cầu trong nền kinh tế thế giới. Trong lịch sử, những kẻ tiên phong đã có thị phần nhiều hơn thế. Cả Anh và Mỹ đã đạt đến đỉnh với thị phần khoảng 50%, tương ứng với các năm 1914 và 1967. Tăng trưởng tự nhiên của Trung Quốc có thể được tiếp sức bởi sự tích lũy khổng lồ. Ngày nay những công ty này đầu tư hầu hết vào trái phiếu chính phủ của nước ngoài. Điều này có thể được sử dụng để mua các công ty và bảo vệ Trung Quốc chống lại sự phá giá và khả năng vỡ nợ của những nước phát triển.

Các công ty Trung Quốc đang bành trướng toàn cầu bởi những lý do dễ hiểu: để có nguyên liệu, các bí quyết kỹ thuật và có thể tiếp cận được thị trường nước ngoài. Nhưng họ được chỉ đạo bởi một nhà nước mà nhiều quốc gia xem đó là một đối thủ cạnh tranh chiến lược, chứ không phải là một đồng minh. Sau khi bị mua, các công ty khai thác tài nguyên thiên bị Trung Quốc kiểm soát. Mỹ cho rằng các doanh nghiệp thiết bị viễn thông Trung Quốc đang gây ra một mối đe dọa cho an ninh quốc gia của mình.

Các công ty tư nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi ích của việc toàn cầu hóa. Họ kết nối thế giới, phân bổ nguồn lực vào nơi họ thấy phù hợp, cạnh tranh để giành khách hàng. Ý tưởng cho rằng một chính phủ không rõ ràng có thể chiếm ưu thế trong chủ nghĩa tư bản toàn cầu là không hấp dẫn. Nguồn lực sẽ bị phân bố bởi chính quyền, chứ không phải thị trường. Chính trị, chứ không phải lợi nhuận, mới có quyền quyết định.

Những mối lo ngại như vậy đang trở nên sâu sắc. Australia và Canada, một khi mở cửa thị trường cho phép các công ty mua bán lẫn nhau, sẽ tạo rào cản cho những công ty Trung Quốc được hậu thuẫn bởi nhà nước, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên. Và có thể dễ dàng thấy, rằng các quốc gia khác cũng ít được chào đón hơn.

Đó có thể là một sai lầm. Trung Quốc nằm ngoài những mối lo ngại này: hầu hết các công ty Trung Quốc mới chỉ đặt chân ra nước ngoài. Ngay cả tài nguyên thiên nhiên, lĩnh vực sôi động nhất của Trung Quốc trong các các thương vụ, cũng chưa đạt đến mức mà nước này có thể kiểm soát hết nguyên liệu để gây ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa.

Hệ thống của Trung Quốc cũng không phải là liên kết nguyên khối vững chắc như những người
nước ngoài thường giả định. Các công ty nhà nước cạnh tranh ngay tại quê nhà và việc ra quyết định của họ là sự đồng thuận chứ không phải là độc đoán. Khi ra nước ngoài, họ có thể có những động cơ hỗn hợp, và ở một số lĩnh vực như quốc phòng hay cơ sở hạ tầng chiến lược, được quá nhạ‌y cả‌m để được phép tham gia vào. Nhưng các lĩnh vực như vậy là tương đối ít.

Sẽ ra sao nếu các công ty nhà nước Trung Quốc mua lại vì chính trị, chứ không phải vì lợi nhuận? Đến chừng nào các công ty khác còn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, thì điều này không thành vấn đề. Các công ty Trung Quốc được phép sở hữu những công ty năng lượng, một kiểu thị trường cạnh tranh mà khách hàng có quyền chuyển đổi sang nhà cung cấp khác. Và nếu các công ty Trung Quốc bỏ việc trợ cấp vốn trên toàn thế giới, đó là sự trừng phạt. Sự nguy hiểm mà nguồn vốn giá rẻ của Trung Quốc có thể làm suy yếu đối thủ có thể được xử lý tốt bằng cách củng cố Pháp Luật cạnh tranh hơn là việc tránh đầu tư.

Không phải tất cả các công ty Trung Quốc đều thuộc sở hữu nhà nước. Một số tồn tại độc lập và quan tâm đến lợi nhuận. Thường thì các doanh nghiệp này đang hoạt động ở nước ngoài. Chủ sở hữu mới của Volvo, Geely là một ví dụ. Volvo giờ đây có thể tiêu thụ nhiều xe tại thị trường Trung Quốc. Nhưng nếu không có thương vụ mua lại này, tương lai của Volvo có thể vô cùng ảm đạm.

Niềm tin ít ỏi

Các công ty Trung Quốc có thể mang lại nguồn vốn và năng lượng mới cho những công ty đang suy giảm trên thế giới, nhưng sự ảnh hưởng này không chỉ diễn ra một chiều. Để thành công ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc sẽ phải học cách thích nghi. Điều đó có nghĩa là thuê quản lý địa phương, đầu tư nghiên cứu địa bàn và xoa dịu những lo lắng ở đó. Các công ty Ấn Độ và Brazil có một lợi thế so với công ty nước ngoài nhờ vào khu vực tư nhân và nền văn hóa mở. Đặc trưng này vẫn chưa bị mất ngay cả khi chịu sự quản lý của các giám đốc người Trung Quốc.

Sự lớn mạnh của Trung Quốc có thể mang lại nhiều lợi ích hơn là sự trao đổi hạn hẹp. Khi đầu tư vào nền kinh tế toàn cầu, thì lợi ích của nó ngày càng phù hợp với phần còn lại của thế giới, và điều đó chứng tỏ sự nhiệt tình của Trung Quốc trong phát triển hợp tác quốc tế. Phủ nhận sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho những thế hệ sau, giống như một tuyên bố đầy bi quan về sự tin tưởng của bản thân chủ nghĩa tư bản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật