Ấn Độ quyết mua S-400 của Nga

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sự xuất hiện của các máy bay tiêm kích thế hệ mới và thiết bị bay không người lái, khiến hệ thống phòng không S-400 của Nga càng trở nên đắt hàng.
Ấn Độ quyết mua S-400 của Nga
Hệ thống phòng không S-400 của Nga được coi là đối thủ xứng tầm của tiêm kích thế hệ mới.

Sự xuất hiện của hai loại máy bay tiêm kích thế hệ mới nhất là F-35 và Su-57 cùng nhiều loại vũ khí thế hệ mới đòi hỏi các quốc gia cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Nếu tiêm kích Su-57 chỉ mới xuất hiện ở Nga thì F-35 đã xuất hiện từ trước và Hoa Kỳ đã bắt đầu sản xuất hàng loạt, đồng thời được trang bị cho nhiều nước trên thế giới.

“Nếu có một ngọn giáo sắc thì cần một cái khiên tốt để chống lại chúng”. Việc tiêm kích tàng hình F-35 đã và đang trở nên phổ biến trên thế giới buộc các quốc gia phải tìm các biện pháp đối phó và biện pháp tối ưu nhất đó là cần có một hệ thống radar đủ mạnh có khả năng phát hiện ra chúng.

Đến thời điểm này không có nhiều hệ thống phòng thủ có khả năng phát hiện ra tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, nhưng với hệ thống S-400 của Nga, việc phát hiện và ngăn chặn F-35 lại rất dễ dàng.

Hệ thống S-400 “Triumf” được trang bị hệ thống radar mới với ăng ten mảng pha, cho phép chúng có thể phát hiện và theo dõi được những máy bay chiến đấu tàng hình. Ngoài ra trong trường hợp cần thiết hệ thống này đủ khả năng tấn công và tiêu diệt máy bay này.

Một điểm đáng chú ý khiến S-400 đắt hàng đó là chúng có thể hoạt động độc lập và có khả năng hoạt động đa năng. Trước đây để thiết lập một hệ thống phòng không cần phải mua riêng các tổ hợp với khả năng tiêu diệt mục tiêu ở phạm vi nhỏ, trung bình và lớn khác nhau.

Hơn nữa việc triển khai nhiều tổ hợp gây khó khăn trong việc truyền tải thông tin giữa các tổ hợp này với nhau, khiến tốc độ xử lý thông tin có phần chậm hơn và làm giảm hiệu quả phòng thủ. Và trong trường hợp kẻ thù là một đối thủ tiềm năng, các thiết bị tác chiến điện tử của họ hoàn toàn có thể làm tên liệt một phần của cả hệ thống phòng thủ.

Đối với radar của S-400, nó khắc phục hoàn toàn những nhược điểm này, chúng có thể hoạt động phong phạm vi nhỏ, trung bình và lớn. Hơn nữa S-400 có thể phóng đi các tên lửa phòng không có kích thước, hình dạng và tầm hoạt động khác nhau.

Nếu trước đây lực lượng vũ trang nào đó được trang bị các loại đầu đạn hoặc tên lửa với kích thước khác nhau thì họ phải trang bị thiết bị phóng khác nhau. Nhưng đối với S-400 của Nga, cùng một hệ thống có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau. Đây là một trong những đặc điểm khiến chúng trở nên đắt hàng.

Rất nhiều quốc gia muốn sở hữu hệ thống này, trong đó có cả đồng minh của Mỹ. Và việc Nga có ý định cung cấp hệ thống này cho nhiều nước trên thế giới khiến Mỹ vô cùng giận dữ.

Vài ngày trước việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố mua S-400 đã khiến Mỹ nổi giận và ngay lập tức họ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc, Thổ Nhĩ Kỳ mất đi cơ hội sở hữu chiếc máy bay tiêm kích-bom tàng hình F-35 của Mỹ.

Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ cũng cho thấy muốn sở hữu hệ thống này. Là một nước nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và ngày càng xuất hiện nhiều mối đe dọa mới khiến nước này tìm mọi cách để đạt được thỏa thuận với Nga.

Hãng tin Sputnik tiết lộ rằng, vào tuần trước Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ và Nga đã tiến hành đàm phán giai đoạn cuối về vấn đề này. Ông cho biết rằng, những vướng mắc giữa hai bên cơ bản đã được giải quyết và chờ kết luận cuối cùng.

Cũng giống như Thổ Nhĩ Kỳ, việc Ấn Độ muốn mua S-400 khiến Mỹ và phương Tây không hài lòng và tìm mọi cách ngăn cản. Tuy nhiên với những ưu điểm trên cùng với việc 70% vũ khí của Ấn Độ có nguồn gốc từ Nga, việc sở hữu S-400 sẽ là một lợi thế không nhỏ đối với Ấn Độ và họ sẽ tìm mọi cách để sở hữu chúng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật