Chuyên gia nói gì về nguy cơ ung thư khi đựng đồ ăn nóng trong bao bì chất dẻo?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, bao bì chất dẻo rất tiện dụng, tuy nhiên nếu không biết dùng đúng cách và chọn lựa bao bì không đúng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Chuyên gia nói gì về nguy cơ ung thư khi đựng đồ ăn nóng trong bao bì chất dẻo?
Người dùng nên cẩn trọng hơn khi sử dụng màng bọc thực phẩm để cho đồ ăn vào lò vi sóng. Ảnh HL.

Hiện nay, có thể thấy các loại đồ ăn, thực phẩm thường được đóng gói hay đựng trong các loại bao bì chất dẻo như túi nilon, hộp xốp hay màng bọc thực phẩm. Cùng với đó, nhiều chuyên gia về thực phẩm cũng đưa ra cảnh về việc đựng đồ ăn nóng trong túi nilon, hộp xốp, màng bọc thực phẩm có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường, là nguyên nhân gây ung thư, vô sinh, gây hại cho sức khỏe.

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, viện Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa , bao bì chất dẻo rất tiện dụng, tuy nhiên nếu không biết dùng đúng cách và chọn lựa bao bì không đúng sẽ gây hại cho sức khỏe.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh cũng cho rằng, trên thị trường có bán các hộp xốp, bao bì chất dẻo, màng bọc thực phẩm chịu được nhiệt độ cao do các hãng nổi tiếng sản xuất làm bằng chất dẻo nguyên khai có thể dùng để chứa thực phẩm nóng đến 700C – 800C. Các loại hộp này dùng để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng cũng rất tốt. Còn tất cả những bao bì khác không nên dùng để chứa thực phẩm nóng, thực phẩm có chứa nhiều dầu, mỡ, có nhiều nước chua hoặc vị mặn vì đó là dung môi hòa tan, các chất độc có trong bao bì dễ dàng thôi nhiễm vào thực phẩm, đặc biệt khi ở nhiệt độ cao.

“Các loại bao bì chất dẻo tái chế chỉ được dùng chứa rau, củ, quả khi mua ở chợ và tuyệt đối không dùng để chứa thịt sống và thực phẩm đã nấu chín. Đặc biệt không chứa thức ăn nhiều dầu mỡ, có độ ẩm cao, có vị chua, vị mặn. Chất dẻo tái chế là một hỗn hợp nhiều chất dẻo phế liệu, bị gia nhiệt nhiều lần, chứa nhiều tạp chất. Khi gia công thành bao bì, người ta đã bổ sung nhiều chất phụ gia hóa dẻo. Vì thế bao bì tái chế có chứa nhiều chất độc hại khác nhau”, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh nói.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh khuyên người dùng khi cần làm nóng thức ăn trong lò vi sóng, tốt nhất nên đựng vào đồ sứ hoặc thủy tinh và cũng dùng nắp bằng sứ hoặc thủy tinh để đậy lại. Thức ăn sẽ ít bị bay mùi và hơi nước làm hư hỏng và gây mùi lạ trong lò vi sóng. Cũng có thể dùng hộp nhựa chịu nhiệt để chứa thức ăn khi làm nóng trong lò vi sóng. Không nên dùng màng chất dẻo bọc thực phẩm để che đậy thức ăn khi làm nóng trong lò vi sóng vì dễ bị chẩy khi nhiệt độ cao.

Trước thông tin, nguyên liệu chính để làm hộp xốp là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên Polystyren phân tử thấp do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội hoặc thực phẩm chưa qua chế biến, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostiren có thể bám vào trong thức ăn. Bản thân monostyren là một chất độc có thể gây ung thư và các bệnh về thần kinh như giảm trí nhớ, mất tập trung, giảm thính giác, thị giác.

Theo PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh đây là monomer dùng để trùng hợp tạo ra polystyrene (PS), đồng thời cũng được tạo ra khi PS bị phân hủy. Tính chất của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. Khi nhiệt độ vượt quá 800C, PS sẽ trở lên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 800C. PS dùng để tạo ra các hộp xốp cách nhiệt dùng để chứa đựng thực phẩm rất tốt. Tuy nhiên nếu đựng thực phẩm nóng, có nhiều chất béo thì styrene có thể bị thôi nhiễm và nhiễm độc cho thức ăn.

Theo ý kiến của các chuyên gia, hiện nay ở Việt Nam đã có túi ni-lông sạch. Bản thân các túi ni-lông đó được sản xuất bằng nhựa nguyên sinh có màu trong suốt, có khả năng tự phân hủy hoặc một sản phẩm túi ni-lông được làm từ bột mì có khả năng phân hủy sinh học trên cơ sở phối trộn giữa 60% nhựa thông thường với 30% lượng tinh bột (thường là bột mì).

Đây là một nghiên cứu do TS. Hà Thúc Chí Nhân, khoa Khoa học vật liệu - trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM kết hợp với Công ty TNHH Một Bước Tiến thực hiện. Nhưng các sản phẩm này thường có giá cao hơn từ 5%-15% so với túi ni lông tái chế nên số lượng các túi ni-lông này rất ít được tiêu thụ trên thị trường và được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật