Mỹ rút khỏi JCPOA: Đòn của Trump sẽ thất bại trước Iran?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, sau khi rút khỏi JCPOA nhiều phần sẽ thất bại, do sự phản đối của cộng đồng quốc tế và chính đồng minh.
Mỹ rút khỏi JCPOA: Đòn của Trump sẽ thất bại trước Iran?
Iran khẳng định không phát triển vũ khí hạt nhân và được IAEA xác nhận ít nhất 11 lần

Thỏa thuận hạt nhân Iran, được gọi là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), được Tehran và năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ, Pháp, Anh, Nga và Trung Quốc, cùng với Đức ký vào ngày 14 tháng 7 năm 2015, áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt đối với chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ rút khỏi JCPOA trừ khi các quốc gia châu Âu và Iran "sửa chữa" nó theo đúng ý định của ông. Nếu điều này đạt được, sẽ có một thỏa thuận tiếp theo; nếu không, Mỹ sẽ rút lui vĩnh viễn.

Và đến ngày 08/5 vừa qua, ông đã chính thức rút Mỹ khỏi JCPOA. Bằng cách hủy bỏ Thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phá hoại tất cả những nỗ lực quốc tế kéo dài hơn một thập kỷ để đưa ra một thỏa thuận “chấp nhận được” với Tehran.

Trong các cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Nga Sputnik, một số nhà phân tích chính trị Iran và Nga đã nói về tác động có thể xảy ra từ quyết định của ông Trump và làm thế nào để nó không ảnh hưởng tới lĩnh vực hợp tác hạt nhân của Tehran với Moscow.

Nhà khoa học chính trị Iran Mani Mehrabi nói rằng, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là điều “đã được dự đoán” và là một nỗ lực khác của Hoa Kỳ để tìm kiếm thêm các nhượng bộ từ Tehran.

Theo ông, Hoa Kỳ nhìn thấy trật tự thế giới hiện tại như một thể chế mà Washington đóng vai trò là một người bảo lãnh của các tổ chức thương mại, tài chính và quân sự. Chính sách đối ngoại của Washington dựa trên nguyên tắc có được những đặc quyền và lợi ích như vậy.

JCPOA không phải là thỏa thuận duy nhất mà Hoa Kỳ đã từ bỏ chỉ trong một đêm. Ông Trump trước đó đã làm điều tương tự với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu COP21, Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO).

Mỹ phản bội chính mình

Ông Hassan Beheshtipour, chuyên gia về năng lượng hạt nhân và bình luận viên chính trị của kênh truyền hình Press TV tin rằng, trong bối cảnh này, chương trình hạt nhân (hòa bình) của Iran sẽ không bị ảnh hưởng và quan hệ đối tác chiến lược về hạt nhân với Nga sẽ tiếp tục.

Theo ông, bằng cách bỏ phiếu cho Nghị quyết 2231, Hoa Kỳ đã phản bội chính họ, bởi vì JCPOA là một phần trong gói giải quyết này, được bảo trợ bởi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Do đó, sự hủy bỏ đơn phương của đã mâu thuẫn với luật pháp quốc tế.

Hành động của Hoa Kỳ đã cho thấy rằng, Washington chỉ công nhận các quy tắc pháp lý quốc tế khi và chỉ khi nó đáp ứng lợi ích của mình; ngược lại, họ sẽ vứt bỏ những hiệp định, hiệp ước và luật lệ quốc tế này một cách dễ dàng.

Ông nói thêm rằng sau khi bản chất hòa bình của chương trình hạt nhân Iran được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận ít nhất 11 lần, Hoa Kỳ không có lý do gì ngăn cản Nga hợp tác với Iran trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân hoặc đưa ra biện pháp trừng phạt đối với cơ quan năng lượng hạt nhân Rosatom của Nga.

"Đó là lý do ngay cả sau khi Hoa Kỳ rút khỏi JCPOA, sự hợp tác của chúng tôi với Nga trong lĩnh vực hạt nhân dân dụng sẽ không bị dừng lại và việc xây dựng các lò phản ứng mới cho trạm hạt nhân Bushehr vẫn sẽ tiếp tục" - vị chuyên viên Iran nhấn mạnh.

Quan điểm của ông Hassan Beheshtipour đã được hoàn toàn khẳng định bởi đồng nghiệp người Nga Nikolai Kozhanov, một chuyên gia về vấn đề Iran tại Đại học Châu Âu ở St. Petersburg.

Kozhanov nói rằng, nhà máy điện hạt nhân Bushehr chưa từng bị trừng phạt do một thỏa thuận Mỹ-Nga rằng, Washington sẽ không được trừng phạt đối với Rosatom và các nhà thầu phụ của mình, để đổi lấy sự hợp tác của Moscow đối với thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng khá e dè bởi ông cho rằng, Donald Trump khác rất nhiều so với những người tiền nhiệm của mình, nên không thể loại bỏ hoàn toàn khả năng Mỹ đưa ra hành động trừng phạt chống lại Rosatom.

Tuy nhiên, vì Nga và Mỹ đã ký một thỏa thuận hợp tác về năng lượng hạt nhân, Moscow có thể đáp trả bằng những hành động tương xứng, do đó, Mỹ sẽ phải cân nhắc rất kỹ về điều này và nếu ông Donald Trump có làm thêm hành động gì “dại dột” thì sẽ có người nhắc ông này về điều đó. Do đó, nhiều khả năng là chương trình hạt nhân của Iran vẫn được đặt dưới sự bảo hộ của Nga.

Một là người châu Âu sẽ đi theo sự dẫn dắt của Washington; Hai là là lệnh cấm vận của Mỹ sẽ không áp dụng cho các công ty châu Âu; và khả năng thứ ba là các đồng minh của Mỹ sẽ buộc Washington phải chùn tay và không đưa ra bất kỳ lệnh trừng phạt nào nữa.

Lá cờ Iran bên ngoài tòa nhà lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Bushehr

Về các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với Iran và một phản ứng có thể có từ các thành viên khác của các bên ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran (nhóm P5 + 1), gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc (trừ Mỹ), ông Kozhanov đã vạch ra ba lựa chọn khả thi.

Trump đang trì hoãn cho chính mình?

Tổng thống Mỹ Dnald Trump đã đưa ra một khoảng thời gian “giảm tốc” từ 90 đến 180 ngày đối với các chương trình hợp tác và những hợp đồng hiện có giữa Iran với các tổ chức, công ty nước ngoài.

Ông Hassan Mohammadi, một chuyên gia Iran về năng lượng hạt nhân, tin rằng “tối hậu thư” mà ông Donald Trump đưa ra cho Iran và đối tác của Tehran, thực ra là khoảng thời gian mà Mỹ dành cho chính mình.

Theo ông, khoảng thời gian 180 ngày mà Trump đang nói đến là việc tự giải thoát cho chính mình, chứ không phải cho Iran hay những người ủng hộ JCPOA; bởi ngoài Bahrain, Israel và Saudi Arabia, không một quốc gia nào khác ủng hộ quyết định của Washington; thậm chí ngay cả Canada và Australia cũng chống lại Mỹ.

Còn các đồng minh của Iran như Nga và Trung Quốc, cũng như các nước châu Âu đã tham gia vào cuộc đàm phán kéo dài một năm về JCPOA đã phản đối quyết định của Mỹ.

Theo ông, Trump đang dành thời gian của mình để xem xét phản ứng của các nước, trước khi các biện pháp trừng phạt mà ông áp đặt bắt đầu có hiệu lực. Nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không thể thực thi được.

Người châu Âu, Nga và Trung Quốc xem xét quyết định của Trump rút khỏi thỏa thuận là sai lầm và mang tính định kiến, điều đó cho thấy họ sẽ không chấp thuận ý định của Mỹ. Đây là lý do tại sao ông Hassan Mohammadi nghĩ rằng, sẽ không có bất cứ điều gì nghiêm trọng xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật