Vận tải đa phương thức: Bị “rối rắm“ thêm bởi Nghị định 87

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một năm sau khi ra đời, Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức, Nghị định này đã đem lại cho các DN vận tải nước ta những ích lợi gì cho ?
Vận tải đa phương thức: Bị “rối rắm“ thêm bởi Nghị định 87
Ảnh minh họa

Nét mới...

Nghị định 87/2009/NĐ-CP ban hành để thay thế Nghị định 125/2003/NĐ- CP ban hành năm 2003. Và vì để thay thế, nên hai nghị định như mặc định phải có sự khác nhau. Chỉ có điều, sự khác nhau ấy nhiều khi đem lại nhiều âu lo hơn với DN.

Chẳng hạn, Nghị định 125/2003/NĐ- CP định nghĩa: “Vận tải đa phương thức quốc tế” (gọi tắt là vận tải đa phương thức) là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở một nước đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác”. Đây là định nghĩa tham chiếu Công ước Quốc tế về vận tải đa phương thức và ý kiến của các DN tại VN. Cũng như phù hợp với tinh thần của Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức sau này, mà VN đã tham gia từ tháng 11/2005

Cũng để thực hiện hiệp định này, mà Nghị định 87/2009/NĐ-CP được ban hành. Nhưng trong đó, khái niệm vận tải đa phương thức đã bị thay đổi. Cụ thể: Nghị định 87/2009/NĐ-CP chia vận tải đa phương thức thành hai loại hình vận tải, gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa. Và do thế, trong Nghị định này có thêm định nghĩa về vận tải đa phương thức... nội địa. Với tiêu chí phân biệt với vận tải đa phương thức quốc tế ở đặc điểm “được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ VN”.

Đáng tiếc là, Công ước vận tải đa phương thức quốc tế của Liên hiệp quốc, Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, cũng như tại tất cả các quốc gia trên thế giới... lại không có hình dung (chứ chưa nói tới quy định quản lý) về loại hình vận tải “đa phương thức nội địa”.

Có thể nói định nghĩa mới này ra đời sẽ phát sinh thêm quy định quản lý với loại hình vận tải đa phương thức nội địa. Với đối tượng chịu điều chỉnh chủ yếu là các DN nội trong ngành dịch vụ vận tải.

Hỗ trợ thêm “thiệt hại”

Áp dụng Nghị định 87/2009/NĐ-CP, ngày 15/03/2010 ban hành Công văn 3055/BTC- TCT về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với vận tải quốc tế. Theo công văn này, thì các hợp đồng vận tải quốc tế, bao gồm cả chặng vận tải nội địa đều được hưởng mức thuế GTGT là 0%.

Thế nhưng, hiện tất cả các hợp đồng vận tải trong nước, kể cả theo hình thức đa phương thức, hiện đều phải chịu thuế GTGT từ 5 – 10%. Như vậy, về nguyên tắc, vận tải đa phương thức nội địa – định nghĩa mới này của các nhà quản lý – lại chất thêm phần thiệt cho các DN nội trong cạnh tranh với DN khai thác vận tải đa phương thức quốc tế.

Còn nữa, theo Ông Nguyễn Đình Chung – Tổng giám đốc Cty Cổ phần vận tải đa phương thức Duyên Hải (TASA DUYENHAI), thì:“Nghị định 87/2009/NĐ-CP ban hành không những đã không hỗ trợ cho các DN vận tải đa phương thức nội địa. Mà ngược lại, còn khiến các DN này thiệt hại thêm. Bởi đơn giản như khi các DN nước ngoài thuê các DN trong nước vận tải hàng hoá quốc tế chặng nội địa thì đương nhiên thuế GTGT tại hoá đơn do DN vận tải trong nước xuất ra sẽ hoàn lại cho người thuê. Theo đó, vô tình các DN vận tải nội địa đều phải gánh khoản GTGT đã hoàn lại cho các DN quốc tế mà có hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế chặng nội địa...”.

Về số lượng, hiện có khoảng 1200 DN VN đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải đa phương thức. Đa số trong đó đều là DN có vốn trong nước và đều là các nhỏ về vốn, yếu, thiếu về thị trường, kinh nghiệm... Điều đó giải thích vì sao chiếm số lượng áp đảo, nhưng các DN nội trong ngành vận tải đa phương thức vẫn không phat triển được.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật