Vì sao mướp đắng có thể gây ‘đại họa’ cho bà bầu?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù mướp đắng là loại quả có tính hàn với công dụng thanh nhiệt, giải độc song phụ nữ có thai và cho con bú lại nên tránh xa loại quả này.
Vì sao mướp đắng có thể gây ‘đại họa’ cho bà bầu?
Tuy mướp đắng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn. Ảnh minh họa

Theo Đông y, mướp đắng có tính hàn, vị đắng, có công dụng thanh nhiệt, giải độc. Mướp đắng thích hợp dùng để điều trị các bệnh nhiệt sinh ra nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng. Tuy mướp đắng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng chính vì loại quả này có nhiều dược tính nên không phải ai cũng nên ăn. Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thậm chí không sử dụng ăn mướp đắng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú.

Vị đắng của quả gây kíc‌h thí‌ch mạnh dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày, hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau, tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần. Mướp đắng được coi là một loại quả kíc‌h thí‌ch tử cung và có thể dẫn đến sinh non. Do đó, các nhà cảnh rằng phụ nữ có thai và cho con bú nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.

Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo, không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai và cho con bú vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.

Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Độc tố Vicine có khả năng gây ra hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê với những bà bầu nhạ‌y cả‌m.

Mướp đắng có chứa những chất như Quinine, Morodicine và hạt mướp đắng có một chất là Vicine, đây là những chất có thể gây ngộ độc ở một số người. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hoá. Ngoài phụ nữ có thai, người mắc các chứng bệnh gan thận, tiểu đường và huyết áp thấp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật