Dự án thủy sản trọng điểm quốc gia “ưu ái” cho công ty không có năng lực?

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Như đã phản ánh, Công ty TNHH NAN Việt Nam có địa chỉ tại tầng T, Cao ốc Hoàng Việt, số 34 Hoàng Việt, phường 4, Tân Bình, TP.HCM đã được giao cho phương thức thực hiện là giao trực tiếp tại danh mục dự án KHCN: Sản xuất đạm thủy phân và dẫn xuất chitin từ phụ phẩm tôm (được biết có nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng). Đây là dự án thuộc danh mục dự án KH&CN, Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia Tôm nước lợ (tôm sú và tôm thẻ chân trắng) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Dự án thủy sản trọng điểm quốc gia “ưu ái” cho công ty không có năng lực?
Trụ sở công ty TNHH NAN Việt Nam đặt tại Cao ốc Hoàng Việt

Ngay từ khi chưa được giao cho thực hiện, dự án KHCN: “Sản xuất đạm thủy phân và dẫn xuất chitin từ phụ phẩm tôm” đã bị dư luận nghi ngờ ưu ái cho công ty TNHH NAN Việt Nam, thậm chí nhiều doanh nghiệp chuyên nghành thủy sản đã đoán trước công ty NAN Việt Nam sẽ được giao trực tiếp cho gói dự án này.

Theo điều tra của PV, lần ngược lại quá trình lựa chọn doanh nghiệp dể đạt được mục tiêu phát triển này, Bộ NN&PTNT đưa ra 5 danh mục dự án gồm Dự án KH&CN: Phát triển sản xuất tôm sú hữu cơ; Dự án KH&CN: Phát triển sản xuất tôm thẻ chân trắng chất lượng cao; Dự án phát triển công nghệ nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát bằng nước biển ven bờ chất lượng cao ở miền Trung; Dự án KHCN: Sản xuất đạm thủy phân và dẫn xuất chitin từ phụ phẩm tôm và Dự án KH&CN: Phát triển sản xuất thức ăn nuôi tôm nước lợ.

Tất cả những dự án này, được giao trực tiếp cho các công ty hoạt động trong ngành thủy sản hàng chục năm. Trong đó, có những tập đoàn có tiếng tăm, có năng lực về ngành thủy sản để có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ dài hơi của chương trình thủy sản trọng điểm quốc gia. Theo đó, 7 công ty được giao trươc tiếp nhiệm vụ như Tập đoàn Việt Úc; Tập đoàn thủy sản Minh Phú; Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I; Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2; Doanh nghiệp tư nhân Dương Hùng; Công ty TNHH đầu tư thủy sản Huy Thuận; Công ty TNHH thủy sản Đắc Lộc.

Thông tin về Công ty TNHH NAN Việt Nam

Thế nhưng, việc công ty TNHH NAN Việt Nam được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trọng điểm dự án KHCN: Sản xuất đạm thủy phân và dẫn xuất chitin từ phụ phẩm tôm (được biết có nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng) khiến nhiều doanh nghiệp khác tỏ ra “khó hiểu” và nghi ngờ có chăng sự “ưu ái”?. Bởi, để thực hiện dự án này thì định hướng mục tiêu tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm tôm, giảm ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả sự dụng nguyên liệu. Cùng với đó, dự kiến sản phẩm sản xuất 1000 tấn dịch/năm, 200 tấn bột/năm đạm thủy phân dùng trong thực phẩm; Sản xuất 3000 tấn dịch/năm, 500 tấn đạm/năm đạm thủy phân dùng trong chăn nuôi; Sản xuất chitosan và oligo-chitosan ứng dựng trong nông nghiệp và thực phẩm 600 tấn/năm.

Ngoài ra, dự án này có thêm nhiệm vụ hoàn thiện công nghệ và sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng từ phế phụ phẩm tôm nước lợ cũng giao trực tiếp cho công ty này sản xuất.

Đáng chú ý, đây là một gói dự án lớn lớn (có giá đầu tư hàng trăm tỷ đồng), nhưng Công ty TNHH NAN Việt Nam dường như tham gia lấy kinh nghiệm, bởi vì với năng lực của mình, công ty này chưa đấu thầu đã có thể biết là khó trúng (nếu có đấu thầu), chưa kể là được “ưu ái” chỉ định giao trực tiếp. Công ty TNHH NAN Việt Nam chỉ có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, thành lập từ tháng 8/2015, hoạt động ngành nghề chính: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, chi tiết: Tư vấn tiếp thị. Còn một số ngành nghề khác như sản xuất hóa chất, phân bón, thức ăn gia súc không hoạt động tại trụ sở.

Thậm chí trong những lần đăng ký thay đổi về thông tin về thành viên thì công ty chỉ có thành viên không quá 10 người, về số vốn công ty này chỉ có vài tỷ đồng. Lợi nhuận những năm gần đây của công ty, theo báo cáo tài chính năm 2015 và 2016 là một con số rất thấp. Thậm chí, có một số nguồn tin chưa chính thống cho rằng công ty này còn đang nợ Bảo hiểm xã hội và nợ thuế với số tiền hàng trăm triệu đồng.

Phụ lục danh mục dự án KHCN của Bộ NN&PTNT có nêu giao trực tiếp cho Công ty TNHH NAN Việt Nam thực hiện dự án

Trên thực tế với gói dự án này, một số công ty lớn có nguồn vốn mạnh, nhà máy sản xuất quy mô lớn có lẽ không mấy khó khăn để vượt qua tại vòng đánh giá đề xuất kỹ thuật để được giao trực tiếp thực hiện dự án thủy sản quốc gia. Các đối thủ như Tập đoàn Việt Úc; Tập đoàn thủy sản Minh Phú; Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I; Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2; Doanh nghiệp tư nhân Dương Hùng và nhiều doanh nghiệp thủy sản khác là những nhà thầu khá lớn, trong vòng nhiều năm qua đã thực hiện được nhiều dự án thủy sản lớn với tư cách độc lập hoặc liên danh. Thế nhưng, khó hiểu là tại gói dự án này lại không hề được giao cho thực hiện!

Với gói dự án lớn, có giá hàng trăm tỷ đồng và thời gian thực hiện gấp rút như gói dự án “Sản xuất đạm thủy phân và dẫn xuất chitin từ phụ phẩm tôm”, thì năng lực, kinh nghiệm của nhà sản xuất, đơn vị được giao trực tiếp thực hiện là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Vậy, liệu rằng Công ty TNHH NAN Việt Nam có đủ sức thực hiện dự án thủy sản trọng điểm quốc gia khi nguồn vốn, năng lực còn quá non trẻ? Có chăng sự “ưu ái” dẫn đến nguy cơ trục lợi ngân sách Nhà nước từ công trình thủy sản trọng điểm Quốc gia không? Câu trả lời xin đặt lên bàn các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT có trách nhiêm!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật