Nhật Bản là quốc gia duy nhất có thể ‘đối đầu’ với Trung Quốc ở châu Á?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi Trung Quốc đang phát triển một cách thần tốc trên mọi lĩnh vực và có ảnh hưởng toàn thế giới, chỉ một quốc gia châu Á còn khả năng trở thành đối trọng.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất có thể ‘đối đầu’ với Trung Quốc ở châu Á?
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe - Ảnh: Reuters

Trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh đang mở rộng tầm ảnh hưởng tới cả phương Tây, sự kiên định và chắc chắn của Nhật Bản là một lời nhắc nhở rằng Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để có thể kiểm soát toàn bộ châu lục như những gì Mỹ từng làm.

Nhật Bản, trong suốt chiều dài lịch sử cận và hiện đại, có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc: sa vào vũng lầy chiến tranh, hồi sinh về kinh tế, thúc đẩy văn hóa riêng biệt và đều trở thành cường quốc. Ngày nay, trong cuộc chạy đua vũ trang trước mối đe dọa hạt nhân từ Bình Nhưỡng, Nhật Bản đang cố gắng xây dựng lực lượng quân đội mạnh mẽ và các mối quan hệ ngoại giao độc lập. Nhiều nguồn tin chính trị cho biết Thủ tướng Abe còn bí mật thành lập một liên minh không chính thức bao gồm Ấn Độ, Úc và Mỹ để hạn chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Cuối năm 2017, việc Nhật bắt tay cùng Mỹ và Liên minh EU về kiểm soát chuyển giao công nghệ và lạm phát là tín hiệu cảnh cáo nhắm thẳng tới Trung Quốc. Tuy các hoạt động này chưa thực sự ảnh hưởng tới kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực, song Nhật Bản là đại diện cho những trở ngại trong quá trình thống trị châu Á của Bắc Kinh. Các nền kinh tế lớn nhất châu Á và các nền dân chủ hàng đầu đang bày tỏ một thái độ chống đối rõ rệt với các phát ngôn và điều chỉnh của Trung Quốc.

Khu vực trung tâm thủ đô Tokyo - Ảnh: Departure

Sự vắng bóng của Mỹ trong Hiệp định CPTPP đã trở thành cơ hội vàng để Nhật trở thành thủ lĩnh khối ASEAN, hoạch định lộ trình phát triển khu vực. Nhiều chuyên gia nhận xét thay vì tự mãn với thất bại của Mỹ như Úc, Nhật Bản đã bắt đầu chuẩn bị trở thành một sự thay thế hoàn hảo.

Sự phát triển thần tốc và ảnh hưởng của chiến dịch Một vành đai – Một con đường là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tình hình chính trị phức tạp và các diễn biến bất ngờ tại châu Á vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ với Trung Quốc.

Cuộc đám phán sắp tới giữa Chủ tịch Kim Jong-un và Tổng thống Donald Trump đặt Trung Quốc vào tình thế bất lợi. - Ảnh: WSJ

Triều Tiên – quốc gia nhỏ bé từng bị cấm vận và phải phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận đàm phán với Mỹ và ngày càng độc lập. Các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa của thủ đô Bình Nhưỡng đã trở thành một nguyên nhân hợp lý cho cú bắt tay về quân sự của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc trên biển Thái Bình Dương.

Ngược lại, khi sự đe dọa này được chấm dứt sau cuộc đàm phán với Washington, Trung Quốc cũng không còn là quốc gia quan trọng nắm giữ 80% lệnh cấm vận với Triều Tiên. Tình huống bất lợi này có thể buộc chính quyền Bắc Kinh thực hiện những thay đổi khác trong chính sách ngoại giao nếu muốn duy trì tầm ảnh hưởng.

Hiện nay, Nhật Bản đang trong quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 9. Thủ tướng Shinzo Abe vẫn là cái tên được nhiều người dân hi vọng. Châu Á, khi không còn nằm dưới đôi cánh đại bàng của Mỹ, vẫn chưa thể khẳng định sẽ đi theo “Con đường tơ lụa” từ Trung Hoa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật