Huế: Học sinh cấp 2 tạo ra chiếc hộc bàn phát hiện gian lận kiểm tra, thi cử

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ cần một chiếc hộc bàn thông minh có thể nhắc nhở các cô cậu học sinh nhớ mang dụng cụ học tập về nhà, “tố giác” những học sinh xả rác bừa bộn đồng thời phát hiện học sinh dùng phao trong giờ kiểm tra, thi cử…
Huế: Học sinh cấp 2 tạo ra chiếc hộc bàn phát hiện gian lận kiểm tra, thi cử
ảnh minh họa

Chủ nhân của chiếc hộc bàn thông minh trên chính là em Nguyễn Cao Diên Khang (học sinh trường THCS Nguyễn Chí Diểu, TP. Huế, Thừa Thiên Huế).

Mới đây, đề tài đã giành giải Ba cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017, giải Nhì Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật thành phố Huế năm 2016 - 2017.

Diên Khang - Chủ nhân của chiếc hộc bàn thông minh. Ảnh: Khải Tuấn.

về ý tưởng, Diên Khang cho biết, học sinh hay để quên dụng cụ học tập và đồ dùng cá nhân trong hộc bàn. Ngoài ra, học sinh xả rác trong hộc bàn cũng là hiện tượng không đẹp. Chưa hết, việc học sinh sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra, thi cử khiến thầy cô không hài lòng mà còn tạo ra kết quả học tập không thực chất.

“Nhằm hạn chế những tác hại trên, em nghĩ ra việc thực hiện hộc bàn thông minh để hướng đến việc tìm ra một thiết bị mạch điện tử tương đối đơn giản nhưng hiệu quả”, Diên Khang cho biết thêm.

Để tạo ra hộc bàn này, Diên Khang đã chế tạo mạch điện xử lí từ các linh kiện điện tử, tái chế đèn lazer và cảm biến, lắp đặt kính phản chiếu rồi lắp ráp hệ thống vào hộc bàn học sinh.

Diên Khang , tính mới và tính sáng tạo của đề tài đó là em đã tự nghĩ ra cách lắp đặt mạch điện dựa trên các hiểu biết về điện tử và có tính đến các tác dụng khác nhau của thiết bị.

công nghệ gian lận thi cử ! ^^ [HQ]

//

Hệ thống kính phản chiếu. Ảnh: Khải Tuấn.

“Với nguyên tắc hoạt động chính là dùng tia lazer để quét hộc bàn nhằm phát hiện vật dụng trong đó. Ngoài ra, có thể ứng dụng thiết bị với nhiều công năng như phát hiện đồ dùng bỏ quên, phát hiện rác trong hộc bàn, phát hiện tài liệu giấu trong hộc bàn trong giờ kiểm tra…”, Khang cho hay.

Theo đó, khi đóng khóa, mạch hẹn giờ sẽ được kích hoạt, xuất hiện dòng điện ở cổng. Thông qua các bộ phận của hệ thống sẽ phát ra tia lazer. Nếu không có vật cản, tia lazer làm cảm biến hoạt động.

Từ đó, xuất hiện dòng điện từ cảm biến đi vào cực điều khiển của tranzito, chặn dòng từ cực vào của tranzito nên không có dòng điện ở cực ra của tranzito. Lúc này, mạch báo động không được cấp dòng nên không hoạt động, đèn không sáng và chuông báo động không reo.

Nếu có vật cản, cảm biến không hoạt động do không nhận được ánh sáng, thông qua các bộ phận của hệ thống, mạch báo động hoạt động, đèn sẽ sáng và chuông báo động sẽ reo lên. Khi lấy vật cản ra, cảm biến nhận được ánh sáng trở lại thì đèn mới tắt và chuông báo động mới dừng.

Thiết bị có cài đặt thời gian tùy chỉnh để hệ thống quét tia lazer tự động sẽ tắt sau một thời gian hoạt động nhất định nếu không phát hiện vật dụng nhằm tiết kiệm điện năng.

Hộc bàn thông minh của em học sinh cấp 2. Ảnh: Khải Tuấn.

Khi được hỏi về những ưu điểm của hệ thống, Diên Khang cho hay: “Thiết bị lắp ráp đơn giản, nguyên lý hoạt động dễ hiểu, tận dụng lại những linh kiện đã qua sử dụng như đèn lazer cũ được lấy từ đầu đĩa DVD, cảm biến lấy từ những món đồ chơi đã qua sử dụng như ô-tô, máy bay điều khiển từ xa… giúp bảo vệ môi trường và giảm giá thành sản xuất”.

Cô Võ Thị Kim Tuyến (Giáo viên hướng dẫn) cho biết, Khang có năng khiếu về mạch điện tử từ nhỏ, em tự mày mò, lắp ráp các mạch điện tử.

“Khang là học sinh giỏi từ nhỏ nên việc hoàn thiện sản phẩm chỉ trong thời gian ngắn nhưng để nung nấu ý tưởng thì trong khoảng 2 tháng. Thiết bị giúp phát hiện dụng cụ để quên dưới hộc bàn, quản lý việc sử dụng tài liệu dưới hộc bàn trong giờ kiểm tra…”, cô Tuyến .

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật