Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Tổng thống Mỹ vượt ‘giới hạn đỏ’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bất chấp những phản đối gay gắt từ phía các nước Arập, cộng đồng Hồi giáo và quốc tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn giữ ý định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, nguy cơ nhấn chìm khu vực trong vòng xoáy B.L mới.
Công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Tổng thống Mỹ vượt ‘giới hạn đỏ’
Đại sứ quán Mỹ tại Israel ở Tel Aviv sẽ được chuyển về Jerusalem

Theo các quan chức Mỹ, trong ngày 6-12 (giờ Mỹ), Tổng thống D.Trump sẽ ra tuyên bố quy mô về địa vị của Jerusalem với tư cách “thủ đô của Israel”, hoàn tất cam kết khi tranh cử Tổng thống hồi năm 2016, đồng thời sẽ chỉ thị Bộ Ngoại giao khởi động tiến trình chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem. Quy chế đối với Jerusalem là một trong những vấn đề gai góc nhất trong cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Israel và Palestine. 

Israel chiếm đóng khu Bờ Tây và Đông Jerusalem sau cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967, sau đó sáp nhập vùng lãnh thổ Đông Jerusalem trong một động thái chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận. Trong khi Palestine nuôi khát vọng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước tương lai, các nước Arập coi Jerusalem là “một thành phố Hồi giáo và Arập 1.500 năm” thì Israel tuyên bố toàn bộ thành phố này là thủ đô “vĩnh viễn và không thể chia cắt” của nhà nước Do Thái. 

Ý tưởng di chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel tuyệt nhiên không mới. Năm 1995, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật chuyển Đại sứ quán nước này tại Tel Aviv về Jerusalem, một hành động mang tính tượng trưng thể hiện sự ủng hộ của Washington với Nhà nước Israel. Tuy nhiên, luật này cũng có điều khoản cho phép các đời Tổng thống sau đó được ban hành và cập nhật các lệnh trì hoãn thực thi 6 tháng một lần.

Những người tiền nhiệm của Tổng thống D.Trump luôn lựa chọn gia hạn sắc lệnh tiếp tục đặt Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv để tránh gây thêm căng thẳng ở Trung Đông. Trước đó, hồi tháng 6 vừa qua, Tổng thống D.Trump cũng đã ký một sắc lệnh tạm thời tiếp tục đặt Đại sứ quán Mỹ ở Tel Aviv thêm ít nhất 6 tháng nữa. Tuy nhiên, sắc lệnh này sẽ hết hiệu lực trong ngày 7-12. Và trong cuộc điện đàm mới nhất với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Tổng thống Mỹ đã thông báo ý định di dời Đại sứ quán Mỹ tại Israel về Jerusalem.

Ý định của Tổng thống D.Trump ngay lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ thế giới Hồi giáo, đặc biệt là các nước Arập và cộng đồng quốc tế. Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã cảnh báo Tổng thống Mỹ về những tác động nguy hiểm của bước đi này đối với các nỗ lực hòa bình tại Trung Đông, an ninh và ổn định của khu vực và trên thế giới. Ông khẳng định “nếu Tổng thống Trump công nhận Jerusalem là Thủ đô Israel thì tiến trình hòa bình chắc chắn chấm hết, giải pháp hai nhà nước hoàn toàn đổ vỡ”. 

Hội đồng Liên đoàn Arập (AL) ngay lập tức tiến hành họp khẩn trong ngày 6-12 và ra Nghị quyết khẳng định việc thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel hay thiết lập bất kỳ cơ quan ngoại giao nào tại thành phố này là hành động “tấn công rõ ràng” vào các quốc gia Arập cũng như người Hồi giáo và Cơ đốc giáo Palestine, “vi phạm nghiêm trọng” các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tổng Thư ký Liên đoàn Arập (AL) Ahmed Aboul Gheit hối thúc Mỹ xem xét lại quyết định vì đây là bước đi nguy hiểm, “không mang lại hòa bình và ổn định, thay vào đó, nó sẽ nuôi dưỡng chủ nghĩa cuồng tín và B.L” trong khu vực. 

Trong khi đó, phát biểu trước các nghị sĩ Quốc hội, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhìn nhận bước công nhận của Mỹ sẽ là “giới hạn đỏ” và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có phản ứng quyết liệt, kể cả ở mức cao nhất là cắt quan hệ ngoại giao với Israel. Ngay cả Arập Xêút, đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại khu vực, cũng lên tiếng phản đối, xem đây là bước đi nguy hiểm, gây quan ngại sâu sắc.

Người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phản đối mọi hành động đơn phương liên quan đến hiện trạng của thành phố Jerusalem. Ông Guterres cho rằng vấn đề quy chế cuối cùng của Jerusalem phải được giải quyết thông qua việc đối thoại trực tiếp giữa Israel và Palestine dựa trên các Nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an. 

Trước đây, với mong muốn đạt được điều mà không chính quyền tiền nhiệm nào làm được, Tổng thống Trump đã đưa ra luận điểm quan trọng trong chiến dịch tranh cử của mình, đó là nỗ lực giải quyết bất đồng dai dẳng giữa Israel và Palestine kéo dài suốt 40 năm qua nói riêng và Arập-Israel nói chung. Tuy nhiên, sự lựa chọn của chính quyền Mỹ dường như không phải là tái khởi động các cuộc đàm phán hòa bình. 

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7794
  1. Iran công nhận Jerusalem: Mỹ thành công mưu gây rối
  2. Guatemala chuyển sứ quán tại Israel đến Jerusalem
  3. Israel nói một số nước cân nhắc dời sứ quán đến Jerusalem
  4. Sau ‘cú sốc Jerusalem’ của Mỹ tại Liên Hợp Quốc, điều gì sẽ xảy ra?
  5. Cắt viện trợ, con dao hai lưỡi của Mỹ
  6. Tổng thống Trump một lần nữa bị cô lập trong vấn đề Jerusalem
  7. Jerusalem vẫn căng như dây đàn, Mỹ “mất mặt” tại Liên Hợp Quốc
  8. Mặc đe dọa của Mỹ, 128 quốc gia ủng hộ nghị quyết về Jerusalem
  9. Các nước phản ứng trước nghị quyết về Jerusalem của Đại hội đồng LHQ
  10. Tổng thống Trump ra đòn cân não về Jerusalem
  11. Mặc cho Mỹ đe dọa, LHQ tiến hành bỏ phiếu về Jerusalem
  12. Gần 130 nước phản đối quyết định của Trump về Jerusalem
  13. Hơn 120 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết LHQ về Jerusalem
  14. Vấn đề Jerusalem phủ bóng nỗ lực của Mỹ về hòa bình Trung Đông
  15. Đại hội đồng LHQ bỏ phiếu về nghị quyết Jerusalem
  16. Jordan, Iran tái khẳng định phản đối quyết định về Jerusalem
  17. Saudi Arabia ủng hộ Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine
  18. Mỹ dọa cắt viện trợ các nước phản đối Jerusalem là thủ đô của Israel
  19. Vụ Jerusalem: Mỹ gửi Liên Hiệp Quốc thông điệp cứng rắn
  20. Mỹ dọa ‘ghim tên’ những nước phản đối Mỹ vụ Jerusalem
  21. Đại Hội đồng LHQ họp khẩn, bỏ phiếu về Jerusalem
  22. Palestine đề nghị Đại hội đồng LHQ họp khẩn về Jerusalem
Video và Bài nổi bật