Những cổ thụ tồn tại cả mấy thế kỷ chỉ có trên đất Hải Phòng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là những đại thụ vừa có vẻ đẹp hùng vĩ, đặc sắc khiến con người kinh ngạc, vừa mang giá trị lớn về lịch sử, văn hóa và nguồn gen.
Những cổ thụ tồn tại cả mấy thế kỷ chỉ có trên đất Hải Phòng
Cây gạo

Cây bồ đề ở chùa Đót Sơn (thôn Quan Bồ, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng) là biểu tượng của sự trường tồn: dù qua 1.500 năm, cây vẫn hiên ngang giữa đất trời. Cây được các nhà sư Ấn Độ mang sang theo thuyền buôn, trồng ở chùa vào thời Lý.

Qua 15 thế kỷ, cây có đường kính gốc 1,6m, hình dáng kỳ thú với nhiều tầng rễ rủ xuống, bao bọc quanh thân. Các nhà sư Ấn Độ, cán bộ và nhân viên Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đến thăm chùa và ngồi thiền dưới gốc cây này.

Cây gạo cổ kính này soi bóng bên bờ sông Văn Úc qua 5 thế kỷ, thuộc khuôn viên chùa Thắng Phúc (làng Mỹ Lộc, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng). Chu vi gốc cây gần 8m, vỏ sần sùi với những khối u lớn có đường kính đến 30cm. Theo sử chép, năm 1527, Mạc Đăng Dung đón tiếp sứ thần nhà Lê tại bến sông nơi đây đã có cây gạo này.

Quần thể 17 cây thị trên sườn núi Ngọc (phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn), trong đó có nhiều cây từ 800-1.000 tuổi.

Có cây đường kính gốc tới 8m. Rặng thị cổ này là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa, nhất là vào mùa quả chín.

Đồ Sơn còn có quần thể đa búp đỏ ở đảo Dấu (phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn), được vinh danh Cây Di sản Việt Nam với 37 cây. Hầu hết cây có tuổi đời từ 400 đến 700 năm. Quần thể này là một trong những kỳ quan thu hút du khách đến với đảo Dấu.

Cây đại miếu An Đà (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) hơn 400 tuổi, là niềm tự hào, điểm tựa tâm linh của người dân địa phương. Đường kính gốc cây khoảng 1m, cao 15m, tán tỏa rộng gần 200m2.

Cây đa 13 gốc ở xóm Trại (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền) là cây đa lớn nhất và trổ nhiều gốc nhất ở nước ta. Cây có 1 gốc chính chu vi 8m, 12 gốc phụ, nhiều cành lớn đường kính tới 1m, vươn rất xa. Sống qua hơn 300 .

Hai cây bàng uy nghi, lực lưỡng tại đình Thượng Điện (xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo) trên 200 năm tuổi. Một cây cao 25m, cây còn lại cao 30m. Mỗi cây có đường kính thân gần 2m và tán lá phủ rộng hơn 300m2.

Cả hai cây đều mọc thẳng đứng, có nhiều u cục, mấu sần lớn, lạ mắt.

Tất cả các “cụ cây” trên vẫn tràn đầy sức sống và được vinh danh “Cây di sản Việt Nam”. Chúng đều gắn với các đình, chùa, đền, miếu, là “nhân chứng sống” trong đời sống nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ, là hồn quê hương để mỗi người con đi xa nhớ về

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật