‘Sóng gió’ Iran chia đôi Mỹ, EU

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Căng thẳng xung quanh thỏa thuận hạt nhân Iran cho thấy những bất đồng trong cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU) và Hoa Kỳ.
‘Sóng gió’ Iran chia đôi Mỹ, EU
Nguy cơ của thỏa thuận hạt nhân Iran đang đặt ra nhiều lo ngại. (Nguồn: NYT)

Những tuyên bố tuần trước của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc không xác nhận Iran tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và kêu gọi Quốc hội Mỹ nhất trí về các điều khoản mới, nếu Iran vi phạm, sẽ cho phép áp dụng lại các lệnh trừng phạt đối với Tehran, đã dấy lên nhiều luồng phản ứng.

Iran đã ngay lập tức chỉ trích động thái này, trong khi Liên minh Châu Âu (EU) cùng các nước trong nhóm P5+1 cũng phản đối lập trường này của Mỹ.

EU, Hoa Kỳ đảo ngược đồng thuận

Christian Lequesne, giáo sư thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Khoa học Pháp, đã chỉ ra sự khác biệt rõ ràng giữa lập trường của EU và Hoa Kỳ về Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) – tên chính thức của thỏa thuận hạt nhân Iran.

"Ông Trump thì muốn đánh giá lại thỏa thuận này, trước đó đã trải qua quá trình đàm phán lâu dài và khó khăn, còn người châu Âu không có cùng lập trường với ông Trump về vấn đề này. Họ có một cái nhìn khác, họ muốn bảo vệ thỏa thuận này theo cách chúng đã được đàm phán và các động thái hướng tới việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Chúng ta nhận thấy sự khác biệt rõ ràng ở đây. Ở Nga các bạn thường dùng cụm từ phương Tây "nhằm mô tả Châu Âu và Hoa Kỳ cùng nhau, nhưng đây là một ví dụ về việc Hoa Kỳ và EU khác biệt về lập trường hiện tại", Lequesne nói với Sputnik.

Theo chuyên gia này, đã có sự nhất trí ở châu Âu về việc tuân thủ theo các điều kiện trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.

"Tôi nghĩ rằng, về quan điểm của các cường quốc châu Âu, có một sự nhất trí, như tại London, Paris hay Berlin, - chúng tôi đồng ý rằng thỏa thuận với Iran là một văn bản tốt. Tôi không biết rõ lập trường của Warsaw hay Budapest, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, các cường quốc châu Âu vẫn giữ quan điểm trên", Lequesne nói.

Thierry Coville, một nhà phân tích thuộc viện nghiên cứu Pháp về quan hệ và Chiến lược Quốc tế (IRIS), cũng nói với Sputnik rằng đang có những mối quan ngại ở EU liên quan đến việc các nhà lập pháp Hoa Kỳ có thể áp đặt lệnh trừng phạt đối với Iran.

"Các bên trong EU tham gia thỏa thuận này cũng đang rất lo ngại nếu Quốc hội Mỹ bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp trừng phạt Iran và Hoa Kỳ rời JCPOA, do không có sự thay thế nào cho thỏa thuận này", Coville chỉ ra.

Chuyên gia này – người nghiên cứu sâu về vấn đề Iran, lưu ý rằng ông Trump đã không "đi đến tận cùng" trong tuyên bố của ông về thỏa thuận trên, bởi vì ông ấy để cho Quốc hội quyền quyết định có áp đặt các biện pháp trừng phạt mới hay không.

"Tôi không nghĩ rằng [ông Trump] thực sự muốn sửa đổi bản thỏa thuận này, có một khoảng trống giữa các tuyên bố của ông và thực tế, và chắc chắn rằng Quốc hội sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt. Điều này vẫn khiến châu Âu lo ngại vì họ cam kết thực hiện thỏa thuận hạt nhân. Nên tôi nghĩ điều châu Âu sẽ làm là tiếp cận Quốc hội Mỹ và giải thích rằng không nên bỏ lại thỏa thuận trên và nó vẫn đang có hiệu quả tốt…. Các báo cáo của IAEA cũng cho thấy Tehran tuân thủ thỏa thuận này. Vì vậy, châu Âu sẽ chuyển sang Quốc hội để chứng tỏ mức độ mà họ cam kết với thỏa thuận hạt nhân, "Coville chỉ ra.

Coville đồng ý rằng các nhà lãnh đạo EU tin rằng JCPOA là một "thoả thuận tốt và cần được tôn trọng", nhưng đồng thời cũng chia sẻ mối quan ngại của ông Trump về chương trình tên lửa của Iran và vai trò của nước này trong khu vực.

"Một mặt, họ nghĩ rằng không nên thay đổi thỏa thuận, và mặt khác, họ không thực sự muốn xa rời lập trường với ông Trump, họ chỉ không phát biểu theo cách tương tự đối với các tên lửa và vai trò của Iran trong khu vực. Vẫn có nhiều lo ngại về chương trình tên lửa đạn đạo và vai trò Iran thể hiện ở Syria", chuyên gia này cho hay.

Từ phía Iran, họ không mong muốn thương lượng lại thỏa thuận này, Coville nói thêm, lưu ý rằng trong hai năm đàm phán về JCPOA, tất cả các bên của hiệp định đã có những nhượng bộ khác nhau.

"Mặt khác, những gì người châu Âu và người Mỹ có thể đồng ý là yêu cầu Iran đàm phán lại vấn đề tên lửa và vai trò của họ trong khu vực", Coville lưu ý.

Quyền lực Iran tại Trung Đông

Trong khi đó, Coville loại trừ khả năng Iran sẽ tham gia đàm phán về chương trình tên lửa đạn đạo của họ.

"Với vai trò khu vực của mình, Iran thấy rằng họ cần phải tham gia vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng khu vực, cần đóng một vai trò xây dựng – điều hướng họ tới việc thực hiện tiến trình hòa đàm Astana với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Và tôi nghĩ rằng ông Trump phải thay đổi cách làm việc với Iran nếu ông ấy muốn đàm phán mới về các vấn đề khác ", chuyên gia gợi ý.

Lequesne cùng chia sẻ quan điểm trên, nói rằng Iran là một nước quan trọng đối với châu Âu như một bên đóng vai trò đáng kể ở Trung Đông.

"Có một số cuộc xung đột không thể giải quyết nếu không có tiến trình đối thoại với Iran. Tôi nói về Syria, tất nhiên, rõ ràng rằng Iran hỗ trợ chính phủ của Bashar as‌sad. Từ quan điểm này, lập trường của họ là hội tụ với Nga, nếu một ngày nào đó chúng tôi muốn có cuộc đối thoại với Bashar as‌sad, tham gia vào quá trình đàm phán ngoại giao, thì việc có quan hệ tốt với Iran sẽ có ích", chuyên gia này giải thích.

Sau những động thái từ Washington, EU đã kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ duy trì thỏa thuận hạt nhân của Iran, cảnh báo rằng khả năng hủy bỏ nó có thể đe dọa tới an ninh quốc tế và phá hỏng các nỗ lực ngoại giao để xoa dịu căng thẳng ở Triều Tiên – đang hướng tới một cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng về vấn đề chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật