Nghệ sĩ Kim Cương - Đi tìm hạnh phúc chỉ gặp khổ đau

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ người mến mộ mà cả bè bạn đều đồng tình gọi chị là Kì nữ Kim Cương. Nhưng còn có một Kim Cương đằng sau những vinh quang sân khấu sáng chói. Một Kim Cương sau những công việc bận rộn của một đời. Một Kim Cương với trái tim nhạ‌y cả‌m khát yêu, khát chia sẻ: “Cả cuộc đời chị, nếu làm lại sẽ cùng đi vào con đường sân khấu. Nhưng nếu có con gái nhất định không cho con theo nghề”.
Nghệ sĩ Kim Cương - Đi tìm hạnh phúc chỉ gặp khổ đau
Nghệ sĩ Kim Cương

Chị được gọi là kì nữ bởi ngoài biên kịch, đạo diễn, diễn viên và cả lĩnh vực “tréo ngoe” nghệ thuật là làm quản lý đoàn, làm từ thiện… vai trò nào chị cũng tròn vai, xuất sắc. Hơn 30, 40 năm qua, tên tuổi Kim Cương đến bây giờ cùng với đoàn kịch nói Kim Cương do chị  lèo lái một thời vẫn được nhớ tới như ánh hào quang còn đọng mãi. Ở ánh hào quang ấy  là những ấn tượng đẹp nhiều xúc cảm chị gửi tới khán giả trong những vở: Hai màu áo, Lá Sầu riêng… Chi được trao kỷ lục VN Nữ nghệ sĩ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam. Nhiều thành công, nhiều hào quang, nhưng sân khấu, ngoài “nghiệp” còn là “nợ” đối với người đàn bà này.

Chạy không  khỏi nợ

Kim Cương kể, chị may mắn được sinh ra và lớn lên trên sân khấu, dòng sữa nuôi chi lớn là dòng sữa mẹ và lời ca tiếng hát của má – NSND Bảy Nam. Chị được má cưng nhất nên hầu như lúc nào cũng ở bên má. Bởi vậy, không chỉ lúc thức, chơi đùa mà lẫn trong giấc ngủ của bé Kim Cương là giọng ca của má mình và các má, các cô,  chú trong đoàn. Gắn bó thân thiết đến vậy nên vưa biết nói, chị đã biết diễn kịch. Càng lớn, năng khiếu “tự biên tự diễn” càng rõ ở Kim Cương . Bởi là những người vang danh trong nghề, nghệ sĩ Bảy Nam, Phùng Há, Năm Phi hiểu hơn ai hết cái giá mà người con gái trong nghề này phải trả: nhạ‌y cả‌m nhiều, khổ đau càng lớn. Chỉ cần nhìn cô con gái xinh đẹp của mình đam mê nghệ thuật và có năng khiếu từ rất sớm là các má đã phát ốm vì lo âu!

Kim Cương 10 tuổi thì ba mất, gánh nặng tinh thần quá lớn đè lên tâm hồn nhạ‌y cả‌m của cô bé. May mắn, Kim Cương có sự chia sẻ của các má. Niềm đam mê nghề nghiệp của những người thân khiến Kim Cương  có ngay mong muốn sẽ được như các má, là một nghệ sĩ đứng đầu quán xuyến đoàn hát. Nhưng ngay lập tức, cuộc họp của các má đã “dội nước” ngay ước mơ thơ bé ấy: Chị bị cấm theo nghề sân khấu. Mà chị còn lập kế hoạch gà con cho một anh giáo làng vì mong cuộc đời êm vui, nhàn hạ cho con.

Mười chín tuổi, bất chấp mọi rào cản của các má, Kim Cương trở lại sân khấu và thuyết phục các má ngay từ những vai diễn đầu tiên. Kim Cương cười: “Lúc này, các má chỉ biết thở dài đổ tại duyên nghiệp, duyên nợ và đặt nhiều kỳ vọng vào con gái. Bài học các má chú trọng nhất dạy chị là đạo đức nghề nghiệp. Với các má chị,  sân mkhaaus được nâng lên thành một thứ đạo đặc biệt. Trong gia đình truyền thống bốn đời theo sân khấu của Kim Cương, cái đạo ấy cần phải trọng gấp bội”.

Kì nữ một thời

Theo sân khấu, chị bỏ những vinh quang điện ảnh trước đó. Trước 1975, nghệ sĩ Kim Cương là diễn viên chính quay nhiều phim nhất, từng đạt hai giải thưởng (Nữ diễn viên xuất sắc và lời thoại hay nhất) ở Liên hoan Điện ảnh Á Châu (Đài Loan, 1974). Liên tiếp những năm sau đó, chị được biết là ngôi sao điện ảnh được khán giả mến mộ nhiều nhất. Khi sân khấu cải lương mới thực sự là nơi hái ra tiền thì chị lập ra đoàn kịch nói Kim Cương  bắt đầu từ nơi…ít mong dợi nhất. Chỉ vì “Là người trong nghề, tôi hiểu có nhiều anh chị em yêu nghề nhưng không có kịch bản, không có sân khấu để diễn”.

Chị lập đoàn kịch Kim Cương , gồm 70 người bao gồm cả diễn viên lẫn bếp núc sân khấu tạo đất diễn cho chính mình và anh chị em bè bạn. Những tác phẩm làm nên dấu ấn đoàn kịch Kim Cương một thời đều do chính tay nghệ sĩ Kim Cương  viết, dàn dựng, đóng vai chính. Đầu tiên, chị kí tên Hoàng Dũng (tên người con nuôi) vì… nhát. Sợ người ta chê dở thì…mang tiếng mình là diễn viên điện ảnh còn dèo bòng chi kịch trường. Về sau, chị kí tên Kim Cương , được sự ủng hộ rất lớn của khán giả ở các tỉnh thành. Khán giả đều nhận ra chị dù có kí tên khác, vì trong những vở kịch chị viết vẫn thấm đẫm sự xót xa và đầy ấm áp tình người.

Một thời, đoàn Kim Cương lưu diễn từ quê lên tỉnh, từ Nam ra Bắc ở đâu cũng dành được tình thương và thuyết phục được mọi người bằng những vở kịch rất đời. “Bí quyết của trưởng đoàn là ăn chung ở chung, chung một tấm lòng nghệ sĩ dám sống chết với nghề cùng an hem. Ngoài ra chị luôn ý thức cao trách nhiệm của mình: lo cho anh em trong đoàn cũng là góp phần lo cho gia đình họ với những nhọc nhằn sinh kế. Ngược lại, bước lên sân khấu, chị đòi hỏi rất cao về công việc” – chị chia sẻ. Bàn trang điểm của nghệ sĩ Kim Cương  để ngay bên cánh gà, nhìn rất rõ sân khấu nên bất cứ anh em nào cũng có ý thức cao khi diễn vì biết trưởng đoàn đang để ý từng lời ăn, tiếng nói, bước đi của mình trên sân khấu.

Đến nay, dấu ấn đoàn Kim Cương đọng lại, không chỉ vì khả năng diễn xuất, còn vì một điều: diễn viên, nghệ sĩ trong đoàn là những người từng rất dao động trong cuộc sống mới (năm 1975) nhưng họ đã đứng vững, hòa nhập nhanh vì lòng yêu nghề, lòng mong muốn đứng hát trên quê hương mình.

Bản thân trưởng đoàn – kì nữ Kim Cương một thời, sau mấy mươi năm trải nghiệm, chị chia sẻ: “Bây giờ thì trắng đen đã rõ rồi. Nhưng thời điểm 1975, Sài Gòn có không ít người dao động chọn cho mình một hướng đi. Riêng tôi, tôi chỉ nghĩ, đứng đâu không quan trọng, nhưng đó phải là nơi tôi được cống hiến cho đồng bào tôi. Ở nới đó, dù là một hạt cát thì tôi vẫn cháy hết lòng, sống hết mình. Nếu tôi đi, tôi chỉ lo ấm thân tôi, trong khi tôi ở lại thì đem lại hơi ấm cho nhiều người”. Nhìn lại những gì chị làm được cho đời, trong nghệ thuật và trong công tác xã hội, người ta hiểu, đó không phải là một lời nói suông.

Tình người đa đoan

Không ít người tìm tới chị vì lý do rất đơn giản: “Em thấy chị trên sân khấu…khổ thế, chắc chị chia sẻ với em được”. Một lần, có cô gái quê miền Tây lên tìm chị với cái bụng bầu lùm lùm. Vừa thấy chị, cô khóc nức nở: “Em mà về nhà sanh, ba mẹ em giết em mất”. Thương cho cô gái bụng mang dạ chửa cô độc, chị đưa tới cô nhi viện. Chờ ngày cô sanh xong, nghỉ ngơi hồi sức, chị mới hỏi chuyện cô gái. Lúc này, cô gái hồn nhiên chia sẻ: “Em lỡ làng, lên đây kiếm sống chứ ở nhà ba em giết mất. Tới lúc sanh đẻ cũng không dám quay về. Cô độc, lo âu quá, em chỉ biết tìm tới chị vì xem vở chị diễn thấy chị cũng khổ như thế!”.

Đa đoan tình người nhưng chị đâu “bỏ chợ tình riêng”. Đi tìm, mải miết đi tìm cho mình tấm tình riêng nhưng rốt cùng, cuộc đời vẫn phũ phàng với chị. Ít người biết rằng kì nữ tài sắc ấy đã 5 lần muốn tìm tới cái chết, mà lần gần nhất là cách đây gần hai mươi năm. Thời gian đã qua khá lâu nhưng nỗi buồn vẫn đọng trong ánh mắt chị. Chị kể, không ít lần Kim Cương từng khóc lên khóc xuống với thầy chùa, rằng: “Cuộc đời con sao khổ tới vậy thầy, con chỉ muốn một điều, một điều duy nhất là được sống hạnh phúc trong tình yêu của mình. Con chỉ muốn làm một người vợ, người mẹ bình thường. Con không cần gì hết nữa. Vậy sao cả cuộc đời tìm không ra?”. Đó là một lần chị muốn buông xuôi tất cả. muốn không còn nghĩ ngợi gì, muốn không còn biết tới bể khổ cuộc đời đang hiện hữu. Sư thầy chỉ có thể chia sẻ với chị: “Đâu có ai muốn gì cũng được đâu con. Chúng ta là con người mà”. Ngẫm lại, chị cười: “Câu nói ấy tưởng như rất đỗi bình thường nhưng là liều thuốc tinh thần cứu tôi qua cơn sống chết”.

Ngoài tuổi 60, Kim Cương vẫn là người đàn bà nhạ‌y cả‌m, thắc thỏm với lo âu: “không biết đời chị có sao nào chiếu không mà cứ bị người ta bỏ đi hoài. Mà mình thì đã yêu là yêu sống yêu chết, lần yêu nào cũng như lần đầu , như là lần duy nhất. Người đàn ông nào đến với chị  đều được dành trọn tấm lòng, được coi là quan trọng nhất nên đến khi thất bại thì cũng… đau khổ cùng cực nhất. Cũng tại mình thôi, yêu nhiều, nhạ‌y cả‌m nhiều lại đa mang chi với nghề nghiệp, với tình người nên mới khổ”.

“Xinh đẹp, giỏi giang, thông minh, nhân hậu nhưng lại dở dang” – nhiều người nhận xét về chị như vậy. Chị chỉ biết thở dài: “Hồng nhan đa truân” vận vào cuộc đời chị, cũng như không ít phận hồng nhan long đong trong đời này. Khi dở dang, hãy đừng nghĩ lỗi từ ai, bởi chắc chắn phải từ hai phía chứ. Nhưng ai yêu nhiều hơn thì khổ nhiều hơn. Nữ nghệ sĩ thì đa cảm hơn, lại yêu nhiều như chị thì khổ nhiều hơn người ta là đúng rồi”.

Bây giờ, chị đã hài lòng với tình yêu cuối cùng của mình là công việc từ thiện và gia đình con cái yên ấm. Muốn hết khổ thì thôi đừng tìm chi nữa – Đến nửa bên kia dốc cuộc đời, chị đã hiểu rõ. Hiện nghệ sĩ Kim Cương là Phó chủ tịch Hội Bảo trợ trẻ em tàn tật TP. HCM. Ở mái nhà đầy ắp tình yêu thương ấy, mọi người vẫn cần dựa vào  hơi ấm tinh thần lẫn vật chất mà chị có thể sẻ chia. Và từ đó, chị tìm được tấm tình chung.

Khoe những tấm hình cháu nội, chị cười: “Tôi vẫn thường nói với mọi người, tôi có một người đàn ông, đẹp trai, hào hoa nhưng… thường đái dầm lên giường bà nội”. Nhưng sau tiếng cười, những sẻ chia ấy, tôi vẫn cảm giắc căn phòng của chị dường như ngày càng rộng. Mùa mưa nữa lại đến, chị lại ngại mưa vì nó cuốn theo cả cái lạnh lẽo. Chị bảo chị hết mơ rồi, hết cơ hội để mà nghĩ “gía như”, “nếu như” nữa rồi. Nhưng tôi vẫn mong một ngày, căn phòng ấy ấm áp.

 

Theo MT
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật