Bọt biển phủ kín thị trấn Anh sau siêu bão Ophelia

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cùng với nhiều hiện tượng thiên nhiên dị thường, siêu bão nhiệt đới Ophelia khiến cho cả thị trấn nước Anh bị bao phủ trong bọt trắng xóa như tuyết, di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Bọt biển phủ kín thị trấn Anh sau siêu bão Ophelia
Ảnh minh họa

Siêu bão nhiệt đới Ophelia gây ra những hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp bao gồm mặt trời đỏ khiến bầu trời nước Anh nhuộm sắc đỏ quạch một cách dị thường hay là những đàn chim bay lượn vòng một cách bí ẩn trên không trung trước khi cơn bão đổ bộ. Những bức ảnh từ Cleveleys lại cho thấy cảnh tượng đáng kinh ngạc khác: Toàn bộ một thị trấn bao phủ trong bọt biển. Ảnh: SWNS.

Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra tại thị trấn Cleveleys, hạt Lancashire, cách Blackpool 6 km về phía bắc, được ghi nhận trong lúc bão Ophelia đang càn quét Ireland và nước Anh. Ảnh: Sally Adams.

 Gió lớn đã mang theo bọt từ biển vào phủ đặc đường phố và các tòa nhà trong thị trấn nước Anh. Ảnh: Sally Adams.

Trang Express của Anh cho hay người dân thị trấn Cleveleys vô cùng kinh ngạc khi chứng kiến các lớp bọt dày đặc phủ lên mọi thứ trước mắt họ, từ xe cộ đến đường sá, nhà cửa. Ảnh: SWNS.

Chú chó giống Sprocker chạy chơi ngoài bờ biển ở Blackpool, Lancashire, Anh. Ảnh: Dave Nelson.

 Tuy nhiên, bọt phủ kín toàn bộ thị trấn khiến cho giao thông gặp nhiều khó khăn. Những chiếc ôtô cố gắng di chuyển trong điều kiện này càng khiến bọt biển bị hất lên không trung, bám vào các bức tường và khu vực đi bộ. Ảnh: SWNS. 

"Ai nói rằng bờ biển không thể có tuyết cơ chứ", Sarah Cross ví von về hiện tượng kỳ lạ tại thị trấn mà cô chứng kiến khi lái xe về hôm 17/10. Ảnh: SWNS. 

Hiện tượng này cũng xảy ra ở một số khu vực bờ biển khác của nước Anh như vịnh Trearddur ở Holyhead, xứ Wales. Bọt biển phủ trắng xóa như tuyết. Ảnh: Getty.

Trước đó, bão Ophelia đổ bộ hạt Kerry, phía tây Ireland sáng 16/10 với sức gió hơn 150 km/h, khiến hơn 360.000 hộ gia đình và cơ sở doanh nghiệp mất điện, hơn 140 chuyến bay bị hủy. Ảnh: SWNS.     

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật