Xem ‘nguyệt thực đêm rằm’ ở Việt Nam

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nguyệt thực một phần không phải là một hiện tượng thiên văn quá đặc biệt, nhưng hiện tượng này xảy ra vào đúng ngày rằm (ngày trăng tròn nhất) thì lại là một điều rất hi hữu. Bởi vậy, hiện tượng nguyệt thực một phần ngày 26/6/2010 (ngày rằm tháng 5) được coi là một trong những hiện tượng thiên văn đặc biệt trong năm 2010.
Xem ‘nguyệt thực đêm rằm’ ở Việt Nam
Các thành viên của Hội thiên văn Hà Nội chiều tối 26/6. Ảnh: Hồng Quân.

Tại Việt Nam, hiện tượng này bắt đầu lúc 18h15, cực đại (độ che phủ đạt 50%) lúc 18h39 và đến 21h09 thì kết thúc. Trong điều kiện thời tiết thích hợp, tất cả các địa phương ởViệt Nam đều có thể quan sát hiện tượng này.

Tại Hà Nội, hàng chục thành viên của Hội thiên văn Hà Nội (HAS) đã có mặt từ buổi chiều ngày 26/6 tại khu vực Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình để chờ đón hiện tượng 'nguyệt thực đêm rằm'.

Tuy nhiên, màn mây mù dày đặc bao phủ bầu trời đã khiến mặt trăng mất dạng trước những ống kính thiên văn của Hội. Thời điểm nguyệt thực cực đại (18h39) đã trôi qua trong tiếc nuối của những người yêu thiên văn đất Hà Thành.

“Cho tới khoảng 20h30, mặt trăng mới hiện ra mờ nhạt trên bầu trời, nhưng lúc này hiện tượng nguyệt thực đã chấm dứt”, anh Trương Ngọc Khánh, chủ nhiệm Hội thiên văn Hà Nội nói trong tiếc nuối.

Tại Đà Nẵng, các thành viên của CLB Thiên văn Bách Khoa tổ chức quan sát hiện tượng nguyệt thực tại bãi biển Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, thời tiết tại đây cũng là một trở ngại.

Theo anh Phạm Quý Nhân, trưởng nhóm kỹ thuật của CLB, trời mây mù, thậm chí có mưa đã khiến việc quan sát nguyệt thực diễn ra không theo ý muốn. Hiện tượng nguyệt thực tại Đà Nẵng chỉ hiện ra trong ít phút.

Hình ảnh nguyệt thực ở Đà Nẵng. Ảnh do CLB Thiên văn Bách Khoa cung cấp.

Tại TP HCM, trên 50 thành viên của CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) chờ đợi hiện tượng nguyệt thực tại một khuôn viên chung cư thuộc Quận 2. Trời mưa suốt cả buổi chiều đã khiến nhiều người thấp thỏm lo âu.

Vào thời điểm diễn ra nguyệt thực, mưa đã tạnh, nhưng bầu trời không thật sự quang đãng. Tuy vậy, so với Hà Nội và Đã Nẵng, những người yêu thiên văn của TP HCM đã may mắn hơn rất nhiều khi được chứng kiến những khoảnh khắc quan trọng nhất của hiện tượng nguyệt thực.

Hiện tượng nguyệt thực tại TP HCM. Ảnh: thành viên bear, diễn đàn Xóm nhiếp ảnh.

“Mặc dù bị mây che phủ, nhưng vào thời điểm nguyệt thực cực đại, mặt trăng đã hiện ra rõ ràng trong khoảng 5 phút, đủ để các thành viên CLB ghi nhận hiện tượng thiên văn độc đáo này”, anh Đặng Tuấn Duy, chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật