2.000 con hải tượng lên bờ cùng tiếng kêu thảm thiết: Lý do khó ai ngờ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mất đi môi trường sống quen thuộc của mình, hải tượng buộc phải lên bờ. Điều này cho thấy, chúng đã bị dồn vào đường cùng.
2.000 con hải tượng lên bờ cùng tiếng kêu thảm thiết: Lý do khó ai ngờ
Hải tượng lên bờ vì băng tan. Ảnh Corey Accardo/NOAA.

Mới đây, tại bờ biển Alaska đã chứng kiến một cảnh tượng náo nhiệt và hỗn độn khi gần 2.000 con hải tượng (hay còn gọi là Moóc, hải mã) xuất hiện trên cảng tảng đá, theo báo cáo của Andrea Medeiros người phát ngôn thuộc Cục Hoang dã và Cá Mỹ.

Sự tập trung lớn chưa từng thấy đã gây ra cảnh chen chúc đầy huyên náo, người dân địa phương tại làng Point Lay còn cho biết đã thấy rất nhiều con bị chết.

Tại sao lại có điều kỳ lạ này? 

Hải tượng là sinh vật thuộc lớp động vật có v‌ú đặc trưng của vùng Bắc Cực, thường sống ở các vùng nước nông của thềm lục địa hay các tảng băng trôi nổi.

Chúng có một tập tính xã hội thường thấy ở các động vật có chân màng như hải cẩu, sư tử biển... là "haul out" (nghĩa là sự lên bờ, tạm thời thoát khỏi môi trường nước), khi đó chúng sẽ tập trung nhau lại với mật độ cao dọc các bờ biển.

Tập tính này không có gì là kỳ lạ và giúp động vật có chân màng có thể tìm kiếm bạ‌n tìn‌h hay sinh con vào mùa xuân ấm áp, thế nhưng sự xuất hiện của chúng lần này lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác mà nguyên nhân khiến nhiều nhà khoa học lo ngại.

Tháng 7 là tháng nóng kỷ lục. Ảnh NASA.

Đó chính là hiện tượng băng biển tan khiến diện tích băng nổi giảm mạnh do sự ấm lên của nước biển, thực tế thì dữ liệu của viện Go‌ddard thuộc NASA ghi nhận tháng 7 năm 2017 là tháng nóng nhất sau tháng 7 năm 2016 (được xem là tháng nóng kỷ lục nhất trong vòng 137 năm).

Bên cạnh đó, biểu đồ dưới đây của Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia (NSIDC), Boulder, Colorado, Mỹ còn chỉ ra rằng tháng 7 năm 2017 là tháng mà lượng băng xuống mức thấp kỷ lục.

Biểu đồ cho thấy băng biển tan mạnh tháng 7 năm 2017. Ảnh: NSIDC.

Theo đó, lượng băng còn lại vào tháng 7 này chỉ còn lại trung bình 8.21026231 × 1012 m2, đây là lần thứ 5 lượng băng xuống thấp ở mức kỷ lục vào tháng 7 kể từ năm 1979 và tháng 6 con số này chỉ là 1.57989275 × 1012 m2 (mức thấp kỷ lục từ năm 1981 đến 2010).

Hải tượng vốn là loài sống dựa vào các tảng băng nổi trên biển để kiếm ăn, không những thế các khối băng nổi này còn giúp bảo vệ hải tượng khỏi các động vật ăn thịt khác như gấu Bắc Cựchay cá heo, cá voi...

Có thể nói cuộc sống của chúng phục thuộc rất lớn vào diện tích băng nổi, khi lớp băng này thu hẹp diện tích, hải tượng dần mất đi môi trường sống của mình và buộc phải di chuyển lên bờ sớm hơn một cách bị động (chứ không chủ động như tập tính lên bờ vào mỗi mùa xuân của mình).

Khi số lượng quá đông, những cuộc chiến tranh dành địa bàn là không thể tránh khỏi và kẻ thua cuộc có thể trả giá đắt nhất là mạng sống của mình, bên cạnh đó những con hải tượng nhỏ cũng bị đe dọa đến tính mạng từ sự chen lấn, xô đẩy.

Con người cũng là tác nhân lớn khiến hải tượng đứng trước nguy hiểm

Emily Jeffers, người được ủy quyền tại Trung tâm Đa dạng Sinh học cho rằng:

"Sự lên bờ sớm lần này cho thấy những con hải tượng Thái Bình Dương đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng là biến đổi khí hậu. Hải tượng với tương lai có thể thấy trước, sẽ bị đẩy vào bờ vực tuyệt chủng vì băng biển mất đi".

Tổ chức Bảo vệ Môi trường còn kiến nghị Cục Hoang dã và Cá Mỹ bảo vệ loài hải tượng Thái Bình Dương bởi tổ chức Endangered Species Act (ESA), một quyết định sẽ được đưa ra vào cuối tháng 9/2017 này.

Không những thế, hoạt động của con người bao gồm việc khoan xa bờ nhằm khai thác dầu khí và săn bắn hải tượng để lấy da và thịt... cũng là mối nguy hiểm lớn đe dọa tới số lượng của hải tượng nơi đây.

Jeffers bày tỏ quan điểm của mình:

"Nếu chúng ta muốn cứu lấy những động vật tuyệt vời này, chính phủ cần chung tay bảo vệ và dừng ngay các hành động khoan dầu ở Bắc Cực".

"Bất cứ hoạt động nào tương tự cũng là mối đe dọa tới loài hải tượng vì băng biển tan là kết quả của sự phát thải khí carbon và biến đổi khí hậu".

Hải tượng là loài duy nhất còn tồn tại trong họ Odobenidae và trong chi Odobenus, nên có thể sự biến mất của con hải tượng cuối cùng cũng là dấu chấm hết cho họ Odobenidae.

So với Nam Cực, Greenland hay bất cứ nơi nào khác trên Trái Đất, Bắc Cực chính là nơi nóng lên nhanh nhất so với phần còn lại của Trái Đất. Do đó, tốc độ băng tan ở nơi đây cũng nhanh hơn Nam Cực rất nhiều.

Nếu như băng ở Nam Cực chiếm tới 4/5 lượng băng toàn cầu thì Bắc Cực chỉ chiếm chưa tới 1/10, điều này sẽ làm cho Bắc Cực sớm sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2040, đó là cảnh báo của Chương trình Đánh giá và Giám sát của Hội đồng Bắc cực đưa ra.

Khi đó, không chỉ hải tượng mà chim cánh cụt, gấu bắc cực hay các sinh vật sống ở Bắc Cực đều sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng nếu chúng ta không chung tay bảo vệ đa dạng sinh học nơi đây.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật