Nghi án truy phong nhầm một Bí thư huyện bộ: Có “sạn” trong việc truy phong?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên quan đến nghi án truy phong nhầm một Bí thư huyện bộ gây nhiều tranh cãi tại huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), Báo vừa tiếp cận được hai văn bản của Huyện ủy Thạch Hà và Ban tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh gửi Ủy ban kiểm tra (UBKT), Thường trực Tỉnh ủy tỉnh này. Nội dung những văn bản này đã “tố“ việc truy phong quá thiếu cơ sở khoa học, thiếu cẩn trọng trước một vấn đề nhạ‌y cả‌m.
Nghi án truy phong nhầm một Bí thư huyện bộ: Có “sạn” trong việc truy phong?
Cụ Phạm Duẫn Nuôi, 92 tuổi, 70 năm tuổi đảng cũng rất bất bình với việc truy phong ông Nguyễn Thao là Lão thành cách mạng, cũng như Bí thư huyện bộ Thạch Hà.

Như Báo đã thông tin, thời gian qua do không đồng tình việc truy phong các danh hiệu "Lão thành cách mạng”, “Huân chương Độc lập hạng Nhì” đối với cụ Nguyễn Thao (Nguyễn Văn Thao, 1909 - 1982, quê làng Bùi Xá, xã Phù Việt), nên người dân, nhiều đảng viên, các nhà nghiên cứu quê xã Phù Việt, huyện Thạch, Hà Tĩnh đã ra sức ngăn cản, yêu cầu Hội đồng biên soạn sách Lịch sử Đảng bộ xã Phù Việt phải đưa cụ Nguyễn Thao ra khỏi cuốn sách lịch sử này.

Quá trình tìm hiểu cho thấy, sự phản đối của cán bộ lão thành xã Phù Việt hoàn toàn có cơ sở khi Lịch sử Đảng bộ Thạch Hà chỉ ghi nhận, trước khi không còn là đảng viên cách mạng, cụ Nguyễn Thao chỉ là Huyện ủy viên chứ không phải Bí thư huyện bộ như truy phong.

Trước những phản đối trên, ngày 13/4/2017, dưới sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh này là ông Nguyễn Đình Phú đã có báo cáo số 92/CVBTCTU gửi Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

Thiếu cơ sở, duy ý chí?

Nội dung bản báo cáo của BTC Tỉnh ủy Hà Tĩnh gần như trùng hợp với nội dung báo cáo cùng sự việc của Huyện ủy Thạch Hà do ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy Thạch Hà ký ngày 27/5/2015.

Văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung phản ánh của đảng viên xã Phù Việt trong việc truy phong nhầm ông Nguyễn Thao từ huyện ủy viên thành Bí thư huyện bộ.

Cả hai bản báo cáo đều nêu, “Việc đề nghị công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và xem xét đề nghị Chủ tịch nước truy tặng thưởng danh hiệu Huân chương Độc lập hạng Nhì đối với ông Nguyễn Thao của cấp ủy, chính quyền từ xã, huyện đến tỉnh được tiến hành nghiêm túc, khách quan, đảm bảo các bước theo quy trình, đủ điều kiện, tiêu chuẩn, đúng chế độ chính sách hiện hành”.

Tuy nhiên, đối chiếu nhiều nội dung trong bản báo cáo với các vấn đề, tài liệu mà đảng viên, người dân, nhà nghiên cứu gốc tích xã Phù Việt cung cấp, nêu ra, có thể khẳng định việc truy phong, truy tặng các danh hiệu "Lão thành cách mạng”, “Huân chương Độc lập hạng Nhì” đối với ông Nguyễn Thao còn thiếu cơ sở khoa học, duy ý chí.

Cụ thể, trong khi đảng viên, nhà nghiên cứu đưa ra nhiều tài liệu có cơ sở khoa học rõ ràng, như sách Lịch sử đảng bộ huyện, hồi ký xuất bản có sự thẩm định của cơ quan nhà nước, bút tích không thừa nhận là Bí thư huyện… để chứng minh ông Nguyễn Thao chưa bao giờ là Bí thư huyện bộ Thạch Hà và từng là người khai báo để mật thám Pháp bắt bớ cán bộ, đảng viên thời kỳ 1930 – 1931; thì hai văn bản nêu trên đều không chấp nhận, đồng thời cho rằng “hiện tại chưa đủ cơ sở kết luận”.

Trước đó, Huyện ủy Thạch Hà cũng có kết luận gửi cơ quan chức năng về phản ánh của đảng viên, công dân xã Phù Việt. Đáng chú ý cả hai văn bản này đều "tố ngược" việc truy phong thiếu chứng cứ, cơ sở khoa học.

Trong khi không cẩn trọng xem xét các văn bản, tài liệu có cơ sở khoa học của Huyện ủy Thạch Hà, ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đảng viên lão thành xã Phù Việt, của nhà nghiên cứu, thì Hội đồng thẩm định, xét duyệt các cấp lại căn cứ vào tài liệu duy nhất đó là tài liệu của mật thám Pháp lưu tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Tổng cục An ninh II ghi ông Nguyễn Thao lúc bị bắt giữ năm 1931 là “Bí thư huyện bộ Thạch Hà”.

Như vậy câu hỏi đặt ra là, nếu chưa đủ cơ sở kết luận các văn bản, tài liệu có cơ sở mà đảng viên, nhà nghiên cứu có trách nhiệm ở xã Phù Việt đưa ra, thì Hội đồng thẩm định lấy cơ sở khoa học nào để duyệt một bộ hồ sơ còn gây nhiều tranh cãi?

Còn nếu chỉ căn cứ vào tài liệu mật thám Pháp ghi lại cũng chưa đủ cơ sở khoa học, bởi cả Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh, Tổng cục An ninh II, Bộ Công an đều đã xác nhận bằng văn bản là “hiện chưa tìm thấy thông tin về lời khai của ông Nguyễn Văn Thao lúc bị bắt”.

Đây là lí do, mà khi tiếp xúc với PV Báo, nhiều đảng viên, nhà nghiên cứu, thậm chí có nguyên lãnh đạo Huyện ủy Thạch Hà phản đối việc truy phong Bí thư Huyện bộ cho ông Nguyễn Thao đều cho rằng, đây là một việc làm duy ý chí của Hội đồng xét duyệt.

“Tôi vẫn tái bảo lưu quan điểm, việc truy phong ông Nguyễn Thao là Bí thư huyện bộ Thạch Hà là một việc làm không đúng với lịch sử, duy ý chí. Điều này đã được thể hiện rõ trong sách Lịch sử Đảng bộ huyện Thạch Hà- một công trình nghiên cứu của cả tập thể Ban thường vụ huyện có sự tham gia của các nhà nghiên cứu với nhiều hội thảo khoa học được tổ chức. Nếu không giải quyết thấu đáo tới đây sẽ còn rất phức tạp”- ông Trần Thanh Bình, nguyên Bí thư huyện ủy Thạch Hà tái khẳng định với PV Báo.

Làm nghiêm túc, khách quan nhưng vẫn còn… áy náy

Chiều ngày 10/7, trong buổi làm việc với PV Báo, ông Nguyễn Đình Phú, người trực tiếp ký văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh tái khẳng định Hội đồng thẩm định cấp tỉnh do BTC Tỉnh ủy Hà Tĩnh đứng đầu đã “nghiêm túc, khách quan, đảm bảo các bước theo quy trình trong việc xét duyệt hồ sơ, đề nghị truy phong ông Nguyễn Thao là “Lão thành cách mạng”, “Huân chương Độc lập hạng Nhì".

Mặc dù vậy, quá trình làm việc vị Phó ban tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng đã bày tỏ còn một vài điểm khiến ông ‘áy náy”, phân tâm khi ông Nguyễn Thao được truy phong, vinh danh các danh hiệu nêu trên. Trong đó, điều làm ông Phú phân tâm nhất chính là ông Thao được truy phong, vinh danh khi mà bản thân ông này sau khi bị địch bắt đã không được khôi phục đảng tịch, suốt hàng chục năm sau đó không còn đứng trong hàng ngũ của đảng.

“Thực sự thì tôi có chút áy náy về chỗ đó”- ông Phú nói.

Ngoài ra, theo ông Phú, với những tài liệu thu thập được ban đầu Hà Tĩnh chỉ đề xuất Trung ương truy phong, tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3, tuy nhiên khi Hà Tĩnh gửi hồ sơ ra Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương nâng mức khen thưởng từ lên Huân chương Độc lập hạng Nhì. “Vấn đề có thể nẩy sinh chỗ này”- ông Phú nói thêm.

Theo ông Phú, hiện Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh cũng như Huyện ủy Thạch Hà đang chờ ý kiến chỉ đạo tiếp của Thường trực Tỉnh ủy liên quan đến những khiếu nại của đảng viên, công dân xã Phù Việt.

Báo sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật