Những trái cây vừa ngon, vừa bổ nhưng hãy chú ý đến hạt của chúng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trái cây không chỉ ngon mà còn rất bổ dưỡng, chúng chứa các vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng của c‌ơ th‌ể, chống lại bệnh tật, ngăn chặn sự lão hóa.
Những trái cây vừa ngon, vừa bổ nhưng hãy chú ý đến hạt của chúng
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, lại có một số loại quả hết sức quen thuộc mà hạt của nó chứa độc tố có thể khiến bạn tổn thương, thậm chí mất mạng nếu không hay biết.

Táo và lê

Theo Business Insider, hạt quả táo có chứa một loại hợp chất cyanide (một loại đường độc) được gọi là amygdalin. Mỗi cân hạt táo/lê chứa khoảng 700 miligram hydrogen cyanide, có khả năng chuyển thành chất độc xyanua khi bị nghiền nát. Nếu ăn liên tục 25 lõi táo hoặc lê có thể t‌ử von‌g do ngộ độc xyanua.

Hợp chất cyanide trong hạt táo và lê có thể gây t‌ử von‌g.

Thông tin này cũng được PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) xác nhận, hạt quả táo hoặc lê đều có thể tạo thành hydrogen cyanide trong ruột.

Ở liều thấp, nó gây mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng… Còn ở liều cao, chất độc này làm rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, đau đầu, hôn mê, thậm chí có thể dẫn tới t‌ử von‌g.

Để an toàn, tốt nhất bạn nên bỏ hạt trước khi ăn, đặc biệt khi cho trẻ nhỏ ăn, không xay lẫn hạt khi làm nước ép trái cây, sinh tố.Còn theo lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, người ta vẫn dùng hạt táo để chế thành thuốc chống mất ngủ, tuy nhiên khi chế thuốc phải có cách thức riêng. Với người bình thường, không nên ăn, nuốt hạt các loại quả này.

Anh đào và các quả họ mận /đào

Quả anh đào rất được nhiều người yêu thích và sử dụng rộng rãi trong nấu ăn, sản xuất rượu, làm thức uống hoặc ăn sống. Loại quả này cùng họ với mận, mơ, đào. Tuy nhiên, ít người biết rằng hạt anh đào có chứa hợp chất hydrogen cyanide mang độc tố cao.

Hạt của quả anh đào có chứa hợp chất hydrogen cyanide mang độc tố cao.

PGS Thịnh cho biết, cũng tương tự như hạt táo và lê, hạt của quả anh đào khi bị nghiền nát, nhai, hoặc thậm chí bị trầy xước cũng sản sinh axit prussic (hydrogen cyanide), có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, hiếm có ai đi ăn hạt của loại quả này và nó cũng sẽ chỉ gây ngộ độc khi chúng ta nhai vỡ hạt và nuốt.

Hạt hạnh nhân đắng

Hạnh nhân bao gồm 2 loại: hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng. Hạnh nhân đắng thường cũng chứa một lượng hydrogen cyanide tương đối lớn.

Theo các chuyên gia sức khỏe, thậm chí chỉ ăn 7-10 hạt hạnh nhân đắng có thể gây ra vấn đề cho người lớn và có thể gây t‌ử von‌g cho trẻ em. Vì thế khi sử dụng hạt hạnh nhân bạn cần hết sức cẩn trọng để phân biệt hạnh nhân ngọt và hạnh nhân đắng.

Ăn nhiều hạt hạnh nhân đắng có thể gây ra t‌ử von‌g ở trẻ em và người lớn.

Người ta vẫn thường sử dụng hạnh nhân đắng để làm chiết xuất tạo mùi thơm mà chúng ta vẫn hay thêm vào khi làm bánh, và một điều chắc chắn axit độc hại (acide cyanhydrique) đã được loại bỏ.

Ngược lại là hạnh nhân ngọt với nhiều công dụng như hỗ trợ tim mạch, chống lão hóa, chống ung thư và thúc đẩy sự phát triển trí thông minh cho thai nhi. Loại hạt này thường được sử dụng trong ẩm thực từ món ngọt đến món mặn, nấu chung với các món ăn gia cầm, thịt trắng, cá,… hay couscous, nhân thịt, bánh ngọt, bánh mì,…

Hạt na (mãng cầu xiêm)

Theo chuyên gia, tuyệt đối không được ăn hạt na mặc dù loại hạt này từng được dùng để nhuộm răng, ngâm quần áo để diệt rận,… Hạt na rất độc, có thể đầ‌u độ‌c qua đường uống.

Hạt quả na có thể đầ‌u độ‌c bạn qua đường uống.

Tuy nhiên, nếu sơ ý nuốt phải hạt của quả này, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì hạt na có vỏ dày và rất cứng bao bọc, ngăn không cho nhân hạt phát huy tác dụng.

Nhưng nếu bạn cắn vỡ hạt na thì độc tố trong nhân hạt na rất dễ phát huy tính bỏng cao, gây hại cho c‌ơ th‌ể. Thậm chí, bạn cũng tuyệt đối không được để nhân hạt bắn vào mắt.

Mã tiền

Mã tiền là loại quả mọc hoang trên vùng rừng núi, có hình cầu, đường kính 2,5-4cm, khi chín màu vàng lục, chứa 1-5 hạt hình tròn dẹt, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt bóng.

Quả mã tiền

Theo lương y Bùi Hồng Minh, hạt loại quả này có chứa strychnin, brucin – là hai loại chất độc, trong đó, strychnin là chất độc bảng A. Brucin không mạnh bằng strychnin.

Hạt mã tiền có vị đắng, tính hàn, rất độc, có tác dụng thông lạc, chỉ thống, tán kết tiêu thũng. Dùng với liều lượng thích hợp, nó kíc‌h thí‌ch dây thần kinh, điều hòa sự hoạt động thần kinh, nhất là hệ thần kinh tủy đồng thời có tác dụng khai vị, giúp sự tiêu hóa.

Tuy nhiên, để làm thuốc, người ta phải có một quy trình chế biến riêng biệt và nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể gây ngộ độc, nặng có thể dẫn tới t‌ử von‌g.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật