Bộ GD ĐT lên tiếng về thông tin “phát động học sinh chơi game”

Vista Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bức tâm thư gửi Bộ trưởng Bộ GD ĐT của một ông bố tên Trần Trọng An (sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) về việc nhà trường tổ chức cho học sinh chơi game online trực tuyến có thể khiến con “nghiện game“ đang gây chú ý trên mạng.
Bộ GD ĐT lên tiếng về thông tin “phát động học sinh chơi game”
Ảnh minh họa

Bức tâm thư của anh An có đoạn: “Tôi viết tâm thư này gửi tới Bộ trưởng vì rất lo lắng về việc nhà trường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi trực tuyến (game online) có yêu cầu nạp tiền bằng thẻ cào.

Con tôi đang là học sinh lớp 5, do thường xuyên kiểm soát việc dùng máy tính của cháu nên tôi phát hiện cháu chơi game "Chinh phục vũ môn" trên máy tính với lịch sử khá dày trên trình duyệt web”.

Quay ngược trở lại tìm hiểu sự việc thì vào tháng 10.2015, Bộ GD ĐT đã có công văn gửi các địa phương đề nghị các trường phối hợp tổ chức chơi game online này cho học sinh cấp 2.

Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, kể từ đó đến nay, game này lại đang len lỏi vào các trường tiểu học.

Theo tác giả của bức tâm thư, hiện mỗi người chơi được yêu cầu nạp thẻ cào mệnh giá từ 10.000-300.000 đồng, tương ứng với số lần chơi hoặc "mua đồ trong game" nhất định.

Trong bức tâm thư, anh An tỏ ra nghi ngại về độ an toàn, “độ sạch” của game này và lo ngại nếu bị "cài đặt" game online vào trí não (game có chiến thuật, có tranh đua, có thu phí) thì sẽ có nhiều tác hại về lâu về dài. Anh An cũng cho rằng, là cơ quan quản lý, Bộ GD ĐT không nên có văn bản khuyến khích trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi chơi game online.

Phụ huynh này cũng kiến nghị Bộ trưởng Bộ GD ĐT sớm kiểm tra, làm rõ về việc các phần mềm game này có an toàn, lành mạnh để công bố cho phụ huynh được biết.

Sau khi đọc bức tâm thư của anh An lan truyền trên mạng, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ ý kiến lo ngại. Facebooker Thanh Hà Hoàng lo lắng: “Con mình cũng vừa bắt đầu chơi trò này. Cháu nói cô bảo đây là trò chơi để học, nhưng mình chưa có thời gian xem trò này như thế nào. Có giá trị trong việc học của cháu không?”.

Trong khi đó, một phụ huynh có con học ở trường tiểu học ở quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết, chị này đang nghi con trai mình (học lớp 3) tự lấy tiền của mẹ để mua thẻ chơi game “Chinh phục vũ môn”.

Trao đổi với phóng viên Báo về vấn đề này, bà nu‌ּyễn Thanh Hương, chuyên viên Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD ĐT) cho biết, đây là năm thứ 3 Bộ GD ĐT phối hợp với Hội Đồng đội Trung ương, Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egame cùng tổ chức cuộc thi “Chinh phụ vũ môn”. Bà Hương khẳng định cuộc thi lành mạnh, nội dung trong game thi là nội dung trong chương trình học của học sinh từ lớp 3 tới lớp 9.

 

Còn ông Trần Văn Tuấn, Phó Chánh Văn phòng, Hội Đồng Đội Trung ương cho rằng: Nếu nói học sinh phải bỏ tiền chơi game là sai, bởi chương trình thi học sinh chỉ cần đăng ký vào web là có thể tham gia dự thi. Nội dung phong phú đa dạng, từ kiến thức toán, hóa, tiếng anh… trong chương trình học chính khóa.

“Chương trình đã được Bộ GD ĐT thẩm định kỹ lưỡng, hoàn toàn không có vấn đề gì. Về việc học sinh mua thẻ, chương trình không cho phép, học sinh tham gia thi được miễn phí toàn bộ. Còn việc phần mềm dự thi có tích hợp, tương tác mục riêng để học sinh chơi giải trí và phải trả tiền để mua phụ kiện, mua nhân vật tăng sức mạnh cho game không thì thực sự chúng tôi không biết. Nếu có cũng là học sinh tự mua, tự chơi, chứ chúng tôi không bắt buộc đưa vào trong nội dung thi”.

Ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng nhóm Cộng đồng (Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egame) khẳng định: Chương trình thi được phát động đã 3 năm, học sinh vào tham gia thi hoàn toàn miễn phí. Nội dung trong cuộc thi “Chinh phục vũ môn” chủ yếu đưa nội dung kiến thức học trong nhà trường (chiếm 70%) còn lại kiến thức xã hội khác (30%).

“Cần phân biệt rõ cuộc thi “Chinh phục vũ môn” khác biệt với nội dung của chương trình Game “Chinh phục vũ môn”. Chương trình được Bộ GD ĐT chỉ đạo các sở, tới các trường để thực hiện, tất cả những nội dung liên quan tới cuộc thi đều miễn phí.

Tuy nhiên, ông này cũng nhìn nhận khi học sinh vào Web không có ý định dự thi cũng có thể tham gia vào mục chơi khác như “Đấu trường trí tuệ”. Khi học sinh tham gia vào phần chơi này học sinh cũng được miễn phí, nhưng nếu các em muốn mua các nhân vật, thiết bị, quần áo… thì các em mới phải nạp thẻ”, ông Đức giải thích.

“Đây là cuộc thi tìm hiểu kiến thức qua cuộc thi “Chinh phục vũ môn” chứ không phải chơi game, nhưng sử dụng qua phương tiện Internet, học sinh đăng nhập Web để trả lời các câu hỏi. Rất nhiều chuyên gia lĩnh vực giáo dục đã có ý kiến, đánh giá và đồng tình với chương trình. Có thể do có những học sinh lạ‌m dụn‌g vào phần mềm để chơi game nên khiến nhiều bậc phụ huynh bức xúc”.

Ông Nguyễn Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh sinh viên (Bộ GDĐT)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật