Vị trí thành Thăng Long thế kỷ XI - XIII

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kinh đô Thăng Long năm 1010 có khởi nguồn phát tích trước đó hơn 1.200 năm từ Cổ Loa của An Dương Vương. Mảnh đất này có cội nguồn trực tiếp liền kề là thành Đại La do Cao Biền xây cất năm 866 (cũng trên nền cũ do Trương Bá Nghi xây năm 767).
Vị trí thành Thăng Long thế kỷ XI - XIII
Bản đồ được sao vẽ từ Bản đồ Hồng Đức năm thứ 21 (1490), phản ánh cấu tạo mặt bằng và vị trí thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê. Ngôi điện Vạn

Lý Thái Tổ rời bỏ kinh đô Hoa Lư và trong vòng 100 ngày mọi thứ  ở Thăng Long đã đầy đủ để vận hành hoạt động của triều đình Đại Việt.

Vương triều Lý đã an cư ở Thăng Long với một cơ sở hạ tầng tiện nghi, vì gần 20 năm dưới đời vua Lý Thái Tổ, ít thấy xây dựng những cung điện chính, vì tất cả đã hoàn tất vào mùa thu năm Canh Tuất. Đến đời Lý Thái Tông bắt đầu xây dựng lại những cung điện mới trên nền một số cung điện xây từ năm 1010 đã phần nào bị hư hại.

Thành Thăng Long (bao gồm cả Kinh thành - Hoàng thành) có giới hạn: phía bắc: trùng với trục đường Phan Đình Phùng - Hoàng Hoa Thám (từ ngã ba Hàng Bún - Phan Đình Phùng đến Chợ Bưởi) dài chừng 4.500m.

Phía tây từ Chợ Bưởi đến Cầu Giấy dài chừng 2.000m. Phía nam từ Cầu Giấy theo đến Kim Mã - Nguyễn Thái Học dài khoảng hơn 5.000m. Phía đông nối phố Phùng Hưng lên đến Phan Đình Phùng. Như vậy diện tích thành Thăng Long rộng trên dưới 10km2.

Hoàng thành Thăng Long: Đây là khu vực trung tâm, là nơi có các cung điện chính làm việc của vua và triều đình, có các cung điện làm nơi ở của vua và hoàng tộc. Hoàng thành Thăng Long từng gây tranh cãi và có nhiều chỉ định khác biệt, nhưng khi phát hiện ra khu vực 18 Hoàng Diệu đã xác định được rằng trục chính tâm gồm điện Kính Thiên - điện Thị Triều - điện Chí Kính...

Như vậy, khu đất nằm ở phía tây đường Hoàng Diệu, từ phố Trần Phú đến đường Bắc Sơn, lùi đến đường Hoàng Văn Thụ là khu vực có các cung điện chính của Hoàng thành Thăng Long. Chiều dài nam - bắc của Hoàng thành dài chừng 1.300m, chiều đông tây Hoàng thành dài chừng 1.700m, có thể Hoàng thành rộng hơn 2km2.

Vị trí, diện tích của Thành Thăng Long các thế kỷ XI - XVIII coi như không thay đổi, khu vực Hoàng thành và các cung điện chính cũng không thay đổi, chỉ có vị trí, tên gọi của một số cung điện có thay đổi.

Tuy nhiên, muốn phác vẽ sự hoành tráng của Thăng Long các thế kỷ XI - XIX, đòi hỏi chúng ta phải có thêm nhiều tài liệu tin cậy. Chẳng hạn quy mô của tòa điện Kính Thiên rộng hẹp thế nào, cao bao nhiêu, cấu trúc nội thất cung điện... vẫn còn là những ẩn số cần tìm kiếm.

Những suy đoán từ tòa điện xây năm 1805 cho tổng trấn Bắc thành trong thành Hà Nội (mà nhiều người nhầm là điện Kính Thiên thời Lê) là một kiến trúc hoành tráng trong cái mà nhà Nguyễn đã hạ cấp của tòa điện này, xem ra cũng vĩ đại, thế thì điện Kính Thiên trước đó, cho đến tận thế kỷ XI, ắt không kém cỏi gì! Vậy thì hệ thống các cung điện, Hoàng thành Thăng Long trước thế kỷ XIX cũng thật là ấn tượng, còn hơn cả thành Hà Nội xây năm 1805!

Thi hào Nguyễn Du, khi trở lại tòa thành của tổng trấn Bắc Hà (tức thành Hà Nội xây năm 1805) đã thốt lên một cách chua chát: Thiên niên cự thất thành quan lộ/Nhất phiến tân thành một cố cung.

Có nghĩa là: Dinh thự nguy nga ngàn xưa bị phá thành đường cái quan, một mẫu (phiến) thành mới xây (để chỉ thành xây năm 1805) đè bẹp lên cung điện cũ. Nguyễn Du gọi thành Hà Nội là phiến thành, hẳn rằng ông có so sánh và tự hào về Thăng Long mà mình từng cư ngụ và chê thành Hà Nội bé quá, nó chỉ là một phiến thành!   

Chú thích bản đồ

1- Đông giáp Kinh Bắc; 2 - Thiên Đức giang; 3 - Nhĩ Hà; 4 - Vạn Bảo châu; 5 - Bắc; 6 - Tây Hồ; 7 - Trấn Vũ quán; 8 - Thiên Phù giang; 9 - Bắc giáp Sơn Tây; 10 - Trung Đô đồ; 11 - Thăng Long thành; 12 - Quảng Đức huyện; 13 - Tô Lịch giang; 14 - Đông Môn; 15 - Đông Cung; 16 - Vạn Thọ điện; 17 - Chí Linh; 18 - Khán Sơn tự; 19 - Linh Lang từ; 20 - Giảng Vũ điện; 21 - Tây Tràng An; 22 - Đông Tràng An; 23 - Thái Miếu; 24 - Nam Môn; 25 - Bạch Mã từ; 26 - Phụng Thiên phủ; 27 - Báo Thiên tháp; 28 - Hội Thí trường; 29 - Tây; 30 - Bảo Khánh môn; 31 - Đồ họa tam; 32 - Quốc Tử Giám; 33 - Tư Thiên giám; 34 - Thọ Xương huyện; 35 - Nam Giao điện; 36 - Nam; 37 - Tây giáp Sơn Tây; 38 - Nam giáp Sơn Nam.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật