Đột nhập “thánh địa” nhà gỗ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng năm, Hương Khê có đến trăm ngôi nhà gỗ “nòi” cất lên rồi tuồn về xuôi tiêu thụ mà không có sự ngăn cản của cơ quan chức năng.
Đột nhập “thánh địa” nhà gỗ
Ngôi nhà gỗ "nòi" này của gia đình anh Bình (xóm 7, xã Hương Lâm) đã được dân dưới xuôi đặt giá 200 triệu đồng. Tuy nhiên, gia chủ không thèm bán

Theo như lý giải của cánh “lâm tặc”, đây là cách mà người dân sơn tràng trên này dùng để vận chuyển và tiêu thụ gỗ lậu một cách hợp pháp và lách luật tốt nhất. PV  đã lọt vào “thánh địa” gỗ lậu nơi đây để đi tìm lời giải cho việc vì sao máu rừng vẫn chảy.

Thủ thuật biến gỗ lậu thành nhà… (!?)

Khi chúng tôi đang dừng chân định hỏi thăm đường về hai xã Hương Lâm, Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) - nơi được mệnh danh là “thánh địa” nhà gỗ - thì bất ngờ, một tay lái nhà gỗ không quen biết giơ tay vẫy tôi vào quán nước cạnh đường và... tâm sự như bạn vong niên lâu ngày gặp nhau:

“Lâu rồi, sao không thấy chú lên. Bỏ nghề rồi à? Cái nhà dạo trước anh chỉ, nếu chú lấy, giờ anh em mình mỗi thằng cũng có vài chục lít (triệu), chứ đâu ít. Còn dạo ni, giá nhà gỗ tăng lên vùn vụt. Ở đây nhà vừa cất xong là đã có mối đến dạm ngõ liền.

Chuyện được dăm ba câu, biết nhầm người, tay mối lái liền chuyển sang chuyện khác. Nhưng thấy tôi có vẻ “tâm đắc” chuyện mua nhà cửa, như bắt được vàng, tay lái gỗ liền giơ tay chỉ sang cái nhà gỗ của anh Bình (xóm 7, xã Hương Lâm) nói như phán: Cái nhà đó, thời điểm này ngót nghét cũng trên 200 triệu có lẻ. Chú mà tìm được mối dưới xuôi đổ hàng, kiểu gì cũng kiếm được kha khá. Anh nghe nói về xuôi ít cũng lãi gấp rưỡi”.

Để tận tường vì sao gỗ lậu lại dễ dàng tuồn về xuôi theo kiểu thành phẩm như: Nhà, đóng tủ và cưa ván…, và lách luật để qua mắt kiểm lâm hợp lệ, chúng tôi đến xóm 2, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, nơi nhà gỗ được cất khá nhiều, để tìm hiểu. Tại đây, sau khi làm quen được với một người thanh niên tên Hùng, tôi được Hùng chỉ ra những mánh khóe mà dân gỗ lậu nơi đây thường làm.

“Chú thấy đấy, để đưa một khối gỗ tròn, hay gỗ phiếm về xuôi tiêu thụ là cực kỳ khó khăn, vì làm như thế khó “qua ải” kiểm lâm địa bàn, thứ nữa là không an toàn cho cách vận chuyển gỗ lậu về lâu về dài. Còn biến gỗ tròn thành những sản phẩm thì đường đi của gỗ bằng phẳng “trơn như bôi dầu”, mà không một cơ quan pháp luật nào “sờ gáy” cả, đồng thời giá thành cũng bán được cao hơn giá gỗ tròn.

Mặc dù là khu vực chợ, thế nhưng bên trong vô số gỗ lậu được cất giấu chờ làm nhà và vận chuyển về xuôi

Thấy tôi tỏ vẻ không hiểu, vì gỗ để làm nhà là rất tốn kém, Hùng cười khẩy, nói: "Cứ nghĩ là dân thành phố là thông thạo việc này việc nọ. Tuy nhiên, trong chuyện gỗ lạt, chú chẳng biết tý gì cả. Nhưng có vậy thì người dân bìa rừng như chúng tôi mới có công ăn việc làm lâu dài chứ.

Còn việc qua mắt cơ quan chức năng thì dễ như trở bàn tay, vì đôi bên cùng có lợi mà không ảnh hưởng một ai. Dân chúng tôi bán nhà chứ đâu có bán gỗ lậu mà kiểm lâm bắt. Tuy nhiên, cũng phải “bôi trơn” từ A – Z đấy. Nếu không tuân luật thì làm sao người dân nơi đây làm nhà dễ dàng ngày này qua tháng khác được?"

Lọt vào “thánh địa” nhà gỗ

Thấy tôi bày tỏ muốn mua một nếp nhà gỗ nhỏ vừa túi tiền để về quê cưới vợ theo nguyện vọng của bố mẹ, như mở cờ trong bụng, Hùng bảo: "Nhà nhỏ nhưng có ở đến mấy đời cũng không hư đâu mà lo. Mình tiền ít, cũng không nên chạy đua theo xã hội. Dân làm nhà gỗ to hay nhỏ ở đây tui đều thạo cả, không mấy khi chú lên chơi, ta cứ đi nhìn cho đã mắt".

Hùng kể: Gọi là nhà của dân Hương Lâm, Hương Liên đây bán cho oai, kỳ thực là của mấy tay đầu nậu dưới phố huyện làm chủ cả, vì chỉ bọn họ mới có tiền của dư dật đầu tư cho làm cả tá cái nhà gỗ to bỏ đấy, chứ người dân nơi đây đến cơm ăn đủ bữa còn khó, huống chi là làm nhà gỗ to, đẹp.

Lại một ngôi nhà gỗ nữa mới được cất đang rao bán

Ở đây, nếu tìm mua nhà gỗ lim thì hơi khó, vì vùng này chỉ còn lại cây non, còn lim già hàng trăm tuổi thì hầu như đã bị tận diệt. Nếu còn may ra ở mãi rừng sâu hay Lào mới có. Có mua là nhà cũ đã ở lâu năm rồi.

Đi một mạch 5 km thuộc hai xã Hương Lâm và Hương Liên, đâu đâu cũng ngổn ngang nhà gỗ, trông nhà nào hoành tráng, bắt mắt. Cái thì đang làm, cái thì đã dựng xong. Ước tính có đến cả trăm nếp nhà đang được chào bán. Nhà nào cũng to, cũng đẹp nhưng để mua được một nếp nhà “hoành tráng” thì phải tốn rất nhiều tiền.

Nghe đâu, cách đây mấy tháng có một đại gia dưới thành phố Hà Tĩnh đặt cọc mua một nếp nhà gỗ chua tiền tỷ.  Tuy nhiên, do giá gỗ lên cao nên đầu nậu trên này đã phá cọc.

Để có gỗ thường xuyên, các "lâm tặc" dùng xe chuyên chở cả ngày lẫn đêm mới đủ

Ngay tại đường cái xóm 2, xã Hương Liên, vừa trông thấy một cái nhà gỗ đẹp bên đường, tôi đi vào xem thì được chị chủ nhà hỏi: Chú mua thật không để tôi gọi chủ? Hồi lâu, thấy tôi không mặn mà lắm nên chị chủ mới thôi săn đón.

Theo Hùng, nhà ở đây có đủ loại gỗ, từ lim, dổi hay chua… đều có cả, tuy nhiên, kiểu dáng nhà thì chỉ độc một loại. Muốn có một nếp nhà hoành tráng chí ít cũng phải tốn vài ba chục khối gỗ tròn. Đó chưa kể là khi vận chuyển về xuôi người ta còn phải tận dụng ván đóng xung quanh nhà. Mà cả cái nhà to, ít cũng phải 5 khối gỗ ván mới đủ.

Hùng khẳng định: Việc mua nhà đem về là cách đưa gỗ lậu về xuôi hợp lệ mà thôi, không có luật nào ngăn cấm việc bán nhà cả. Có chăng là…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật