Gai: Lá thực phẩm, lá thuốc

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bánh gai được làm từ bột nếp (có pha ít bột tẻ) nhân đậu xanh, dừa, hạt sen, có thêm một chút mỡ hạt rồi xào, nhưng không có lá gai thì chả ai gọi là bánh gai cả, cũng chẳng có màu đen nâu thơm ngon như vậy. Đó là lá gai thực phẩm.
Gai: Lá thực phẩm, lá thuốc
Cây lá gai

Còn lá gai làm thuốc phòng và chữa động thai, xin giới thiệu: Gai, tên thuốc là Trừ ma.

Tên khoa học: Boehmeria nivea L. (hoặc Urtica nivea L.).

Họ Gai: Unrticaceae.

Gai (Boehmeria) có 75 loài, ở Việt Nam có 10 loài. Gai được trồng hoặc mọc tự nhiên ở nhiều nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản... Gai sinh sản vô tính, bằng cách chiết cành giống như ở dâu tằm.

Lá gai

Lá gai  làm bành gai, làm thuốc đắp co tử và sa tử cung. Rễ củ gai làm thuốc, vỏ gai làm sợi dệt bao tải hoặc bện thừng hoặc đan lưới đánh cá. Theo y học cổ truyền: Lá gai (trừ ma diệp) vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, chi huyết (cầm máu), phá ứ.

Bài thuốc làm co tử cung: lá gai bánh tẻ 20g; lá thiên lý 10g; lá thầu dầu tía 05g; bột đại hoàng (sao rượu) 03g. Tất cả giã nhỏ, trộn đều, gói bằng lá chuối còn tươi, khi đắp thì dán vào gáy chỗ chân tóc, dùng băng dính cố định. Ngày 2 lần, đắp tới lúc thuốc khô thì bỏ (2-3h liền).

Bài thuốc co tử cung: lá gai bánh tẻ 20g; lá thầu dầu tí 5g; lá thiên lý 10g. Giã nhỏ đắp sau gáy, không có tác dụng phụ hoặc dị ứng nào.

Rễ gai

Hay còn gọi là củ gai - Trừ ma căn: vị ngọt, tính hàn, không độc; có tác dụng an thai, cầm máu, tán ứ, lợi tiểu.

Theo y học cổ đại: người  ta đã chứng minh được dịch chiết cồn gai có tác dụng cầm máu rõ rệt với chuột và chó trong các thí nghiệm dược lý.

Axit Clorogenia trong củ gai là một chất ít độc, có tác dụng tăng cường hiệu lực của Adrenalin, giúp thông tiểu tiện, kích thích bài tiết mật, có khả năng ức chế một số men như Pepsin và trycin của c‌ơ th‌ể người. Axit Clorogenie còn có tác dụng diệt nấm và kháng khuẩn tốt.

Trong y học cổ truyền: rễ gai là vị thuốc 400 ngàn năm các mẹ các chị ở phương Đông dùng làm thuốc chữa động thai hiệu nghiệm. Những bài thuốc này giúp cho nhiều người bị dọa sảy thai giữ được yên lành.

1. Rễ gai: 08g; Mầm mía: 10g; Ích mẫu: 06g; Hương phụ: 04g; Sa nhân: 04g. Sắc lấy 2 bát nước còn 1/2 bát uống 1 lần trong ngày. Uống liên tục 2-3 ngày, đến khi hết đau bụng, cầm máu.

2. Rễ gai: 08g; Cành tía tô: 20g; Ngải cứu: 04g; Trần bì: 04g; Cam thảo sống: 04g. Sắc lấy nước uống 1 lần.

3. Rễ gai 20g; Củ mài sống: 20g; Thục địa: 20g; Ngải cứu: 12g; Sa nhân: 06g. Sắc 3 lần lấy 1 bát chia 2 lần, uống hơi ấm rồi nằm nghỉ: Bài thuốc này dùng cho người âm hư hỏa, bồn chồn, đái đục, táo bón, đau lưng kèm theo động thai thì dùng, có tác dụng an thai, trừ triệu chứng nhanh.

4. Rễ gai 30g; Diếp dại 20g; Kim anh 12g; Lõi cây móc tươi (nếu không có dùng nõn chuối tươi): 1 cái. Sắc nước uống chữa sa tử cung, viêm tử cung.

5. Rễ gai tươi và rễ cây vông tươi 1 ít giã nát đắp vào mụn nhọt mưng đỏ, chốnh thành mủ và  tiêu sưng nhanh. Bài này các cụ lương y dùng chữa "bắp chuối" (viêm cơ đùi) rất hay. Hiện nay dùng kháng sinh, nhưng nếu đắp thêm 2 vị thuốc này thì tác dụng giảm đau, tiêu viêm có hiệu quả nhanh hơn.

6. Lá gai dùng riêng hoặc cùng với cây cứt lợn giã nhỏ đắp vết thương rất nhanh cầm máu.

7. Lá gai - lá vông nem; Lạc tiên; Rau má. Sắc uống hoặc làm trà uống hằng ngày có tác dụng an thần gây ngủ rất tốt.

8. Rễ hoặc lá gai tươi hoặc khô từ 10-20g/ngày sắc uống. Chữa tiểu tiện hoặc đại tiện ra máu, hoặc hành kinh ồ ạt tác dụng nhanh.

9. Rễ gai - Nhân sâm cùng lượng, tán bột ngày uống 10g chia 2 lần với nước cháo. Phụ trợ chữa nôn ra máu có tác dụng khả quan.

10. Cao rễ gai tỷ lệ 2:1 ngày uống 100ml có tác dụng chống xuất huyết, tiêu hóa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật